Đồng Nai mong muốn mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn

(PLO)- Tỉnh Đồng Nai từng kiến nghị Bộ GTVT xem xét mở rộng tuyến quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh nhưng không được vì vướng về chính sách, cơ chế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuyến huyết mạch nhưng nhiều bất cập

Tuyến quốc lộ 1A đi qua các địa bàn đông dân cư, nhiều khu công nghiệp bậc nhất của tỉnh Đồng Nai như huyện Xuân Lộc, TP Long Khánh, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom và TP Biên Hòa. Đây cũng là tuyến đường huyết mạch của TP.HCM và các tỉnh Miền Tây nên lượng phương tiện lưu thông trên các tuyến quốc lộ này rất đông.

Mặc dù hiện nay cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã “chia gánh nặng” lượng xe lưu thông nhưng cũng chỉ mới giúp quốc lộ 1 chia sẻ bớt lưu lượng phương tiện giao thông qua huyện Xuân Lộc, một phần huyện Thống Nhất và TP Long Khánh. Bên cạnh đó tuyến cao tốc cũng đang trong tình trạng bị quá tải vì vậy nhiều tài xế vẫn chọn quốc lộ 1 để lưu thông.

Tuyến quốc lộ 1, đoạn qua phường Tân Biên ùn tắc giao thông. Ảnh: VŨ HỘI.

Tuyến quốc lộ 1, đoạn qua phường Tân Biên ùn tắc giao thông. Ảnh: VŨ HỘI.

Trước đây, trong quá trình nâng cấp quốc lộ 1, Bộ GTVT chỉ cải tạo nền mặt đường, còn bề rộng đường vẫn giữ như cũ. Vì vậy đường rất hẹp, mỗi bên chỉ có 1 làn xe ô tô và 1 làn hỗn hợp, không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của các phương tiện nên liên tục xảy ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. Đặc biệt từ ngã tư Dầu Giây (huyện Thống Nhất) đến cầu Đồng Nai (TP Biên Hòa) lưu lượng phương tiện lên đến trên 50.000 ngàn xe/ngày đêm.

Theo ghi nhận của PV, vào giờ cao điểm lượng xe lưu thông quốc lộ 1 lưu thông luôn quá tải, đoạn là đoạn ngã tư Dầu Giây đến cầu Đồng Nai xe như: khu vực qua huyện Trảng Bom có đoạn ngã 3 đường quốc lộ 1 - đường Võ Nguyên Giáp, ngã 3 Trị An (thuộc huyện Trảng Bom), còn đoạn qua TP Biên Hòa kẹt xe từ Công viên 30-4, đoạn qua cầu Sập, Khu vực ngã tư Amata, vòng xoay Tam Hiệp.

Tài xế xe tải Nguyễn Trọng Nghĩa (ngụ huyện Trảng Bom) cho biết, hàng ngày anh lái xe chuyên chở hàng từ TP Long Khánh đi TP. Thủ Đức (TP.HCM) đi trên quốc lộ 1 rất áp lực và đường nguy hiểm. “Xe đông, lòng đường quá hẹp nên thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Nguy hiểm hơn xe ô tô khách, container, xe tải đi vào làn đường hỗn hợp xe máy. Mong muốn Đồng Nai mở rộng thêm làn đường để an toàn cho người tham gia giao thông ”.

Đồng Nai muốn mở rộng nhưng 'bất lực'?

Trên thực tế Đồng Nai có nhiều Khu công nghiệp nên xe tải, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông qua các tỉnh vẫn đi quốc lộ 1. Bên cạnh đó ô tô khách chạy tuyến Bắc - Nam vẫn phải đi trên quốc lộ 1 đoạn Dầu Giây đến vòng xoay Tam Hiệp để đón trả khách ở Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Vì vậy, những lượng xe này không thể lưu thông bằng đường cao tốc.

Nhận thấy việc mở rộng quốc lộ 1 là cần thiết và cấp bách nên vào năm 2017 UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chính thức kiến nghị Bộ GTVT xem xét mở rộng tuyến quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh.

Một vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra giữa xe ben và xe máy tại quốc lộ 1, ngay ngã 3 Trị An (huyện Trảng Bom). Ảnh: VH.

Một vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra giữa xe ben và xe máy tại quốc lộ 1, ngay ngã 3 Trị An (huyện Trảng Bom). Ảnh: VH.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng việc mở rộng quốc lộ 1 theo như kiến nghị của tỉnh Đồng Nai bị vướng về chính sách khi triển khai xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Vì năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban cơ chế quản lý xây dựng đường cao tốc này theo hình thức đối tác công - tư với nội dung “Chính phủ cam kết không đầu tư mở rộng đoạn tuyến quốc lộ 1 song song với tuyến Dự án để đảm bảo doanh thu và tính khả thi của Dự án”.

Khi bị vướng về chính sách, để giải tải tai nạn giao thông, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã có văn bản gửi Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc kiến nghị thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, qua theo dõi tình hình trật tự an toàn giao thông thời gian qua trên tuyến quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh không bảo đảm an toàn, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây chết người giữa xe ô tô với xe máy. Trên làn hỗn hợp khi xe khách, xe tải, xe container lưu thông trên làn này chiếm hết mặt đường xe máy nguy hiểm và đã xảy ra nhiều vụ TNGT gây chết người trên làn hỗn hợp và chủ yếu là giữa xe khách, xe tải, container với xe máy

Vì vậy trên tuyến quốc lộ 1, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị điều chỉnh trên làn hỗn hợp đối với các đoạn tuyến có lắp đặt dải phân cách giữa và các đoạn tuyến có bề rộng mặt đường đủ bố trí 4 làn xe cơ giới, chỉ cho phép xe ô tô dưới 16 chỗ, xe tải dưới 5 tấn, xe mô tô, gắn máy lưu thông.

Theo số liệu tổng hợp của Phòng Cảnh sát giao thông và Ban ATGT các địa phương có tuyến quốc lộ 1 đi qua, từ đầu năm 2015 đến ngày giữa năm 2022, TNGT giữa xe ô tô (xe ben, xe tải, xe khách và xe container) với xe máy đã xảy ra 84 vụ, làm chết 77 người và bị thương 29 người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm