Dự án treo 20 năm ở TP.HCM, người dân sống chật vật, tạm bợ

(PLO)- Nhà xập xệ, đường xuống cấp, môi trường ô nhiễm là thực trạng mà nhiều hộ dân tại dự án khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng "chịu đựng" suốt 20 năm qua.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự án Khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng (phường 10, quận 6) được UBND TP.HCM thu hồi và tạm giao đất cho Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Phú) bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư và xây dựng khu nhà ở và chung cư cao tầng tại phường 10 vào ngày 7-6-2004.

Quá trình thực hiện, UBND TP đã điều chỉnh giảm diện tích thu hồi và giao đất dự án Khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng là 73.877,4m². Theo đó, có 185 hộ dân bị ảnh hưởng nằm trong ranh dự án. Đến nay, đã thu hồi đất của 57 hộ, với diện tích 38.297,8m² (chiếm 51.72%) diện tích khu đất. Còn lại chưa thu hồi 128 hộ với diện tích 35.579,6m² (chiếm tỉ lệ 48.28%).

Video: Dự án treo 20 năm ở TP.HCM, người dân sống chật vật, tạm bợ.

Song, đã hơn 20 năm trôi qua, dự án khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng vẫn "ngủ yên" bên cạnh những căn nhà tạm bợ, xung quanh đầy rác thải, kênh rạch ô nhiễm.

"Đi không được, ở không xong"

Nằm lọt thỏm bên cạnh đại lộ Võ Văn Kiệt, được bao bọc giữa những căn nhà cao tầng là dự án khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng. Nhìn thoáng qua, khó có thể tin khu vực này là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân với nhiều thế hệ. Bởi lẽ, những ngôi nhà tọa lạc nơi đây đều được dựng tạm bợ, chấp vá bằng những mảng tôn rỉ sét, nhà này tựa nhà kia như để chống đỡ cho nhau qua mùa mưa nắng.

nam lý chiêu hoàng
Những căn nhà tạm bợ, xuống cấp bên trong dự án khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng. Ảnh: NGỌC THẮM

Dấu vết thời gian in hằn lên những mảng tường nứt, mái tôn chấp vá, vách nhà xiêu vẹo mà không được sửa chữa, chỉ chống đỡ bằng những thanh sắt. Đa phần các ngôi nhà của người dân tại khu vực này đều trong tình trạng dột nát, xuống cấp nghiêm trọng vì quá lâu không được sửa chữa, xây mới.

nam-ly-chieu-hoang-5.jpg
Những dãy nhà nằm san sát, chống đỡ nhau.Ảnh: NGỌC THẮM
nam-ly-chieu-hoang-1.jpg

Những con đường dẫn vào khu dự án Nam Lý Chiêu Hoàng đều là đường đất, đá lởm chởm, dấu vết của mùa mưa in xuống mặt đất qua những vũng nước đọng, sình lầy. Dọc các khu nhà ở cây cối um tùm, từ rác sinh hoạt đến những tấm nệm lớn, bồn vệ sinh vương vãi khắp nơi.

nam-ly-chieu-hoang.jpg
Đường đất dẫn vào dự án. Ảnh: THẮM NGỌC
nam-ly-chieu-hoang-14.jpg
Lối đi là nơi tập kết ve chai. Ảnh: THẮM NGỌC
nam-ly-chieu-hoang-2.jpg

Gần 30 năm sinh sống tại khu dự án này, có lẽ không ai cảm nhận rõ hơn cuộc sống khó khăn ngoài gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (60 tuổi). "Cuộc sống của người dân ở đây rất khó khăn, chủ yếu sinh sống bằng nghề ve chai và nghề thu gom rác. Cứ mỗi trận mưa lớn thì nơm nớp lo sợ nhà sập, đợt mùa nắng kinh hoàng vừa rồi người dân phải sống cảnh ngột ngạt trong những căn nhà cũ nát, ọp ẹp.

Đường xuống cấp, đi lại vất vả, nhất là sau những đợt mưa. Chỉ cách nhau một cái hàng rào nhưng bên kia là nhà cao tầng, bên này 20 năm qua vẫn sống trong cảnh nhà cửa tạm bợ từ đời tôi, con gái tôi, và hiện tại là cháu tôi"- bà Hồng buồn bã nói.

nam-ly-chieu-hoang-11.jpg
Những ngôi nhà nhỏ hẹp. Ảnh: THẮM NGỌC

Còn ông Huỳnh Tân, một người dân ở khu vực này giải bày: "Do mức đền bù không thỏa đáng dẫn đến người dân chưa thể dời. Ai cũng bức xúc vì dự án treo quá lâu, đời sống khó khăn. Người dân ở đây chỉ mong muốn sớm có chỗ ở ổn định, còn nếu dự án không làm nữa thì mong được cấp sổ đỏ, để nhà hỏng thì được phép sửa chữa".

Cách đó chừng vài bước chân, ông Huỳnh Văn Hồ đang trộn gạch đá lẫn với cát để lắp lại những ổ voi trên đường sau cơn mưa lớn. Khi được hỏi về dự án, ông bảo đã từng nghe nhà mình nằm trong khu vực được giải tỏa, nhưng vì lâu quá nên không còn nhớ đã nghe lúc nào, giờ chỉ biết khi nào được giải tỏa thì mình đi thôi chứ không trông mong gì.

nam-ly-chieu-hoang-9.jpg
Những ngôi nhà chất đủ thứ ve chai.Ảnh: NGỌC THẮM
nam-ly-chieu-hoang-6.jpg
nam-ly-chieu-hoang-8.jpg
Những vết nứt lớn trên tường nhà.

Chưa biết ngày thực hiện dự án

Dự án khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho gần 4.000 người cùng với trạm y tế, trường học, công viên cây xanh. Nhưng suốt 20 năm qua, dự án vẫn nằm trên giấy khiến người dân ở khu vực đi không được, ở không xong.

nam-ly-chieu-hoang-13.jpg

Theo UBND quận 6, dự án kéo dài đến nay đã hơn 20 năm, do chưa hoàn tất công tác bồi thường thu hồi đất (công tác bồi thường do chủ đầu tư tự thỏa thuận với hộ dân), chưa biết ngày triển khai thực hiện hoàn thành dự án.

Điều này dẫn đến người dân bị ảnh hưởng bởi dự án hiện nay gặp nhiều khó khăn về điều kiện sống: Nhà ở xuống cấp không xây dựng, do không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tệ hơn, môi trường sống bị ô nhiễm, hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thường xuyên bị ngập khi trời mưa, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh.

nam-ly-chieu-hoang-15.jpg
Những căn nhà chằng chịt đồ đạc. Ảnh: THẮM NGỌC

Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Phú, chủ đầu tư dự án giải thích: Khó khăn, vướng mắc của dự án nằm ở cơ chế bồi thường, thu hồi đất, đầu tư. Trước đây, dự án thực hiện công tác thu hồi đất theo quy định Luật đất đai năm 2003, hiện nay các căn cứ đã thay đổi theo Luật đất đai năm 2013, Luật đầu tư 2014, Luật đầu tư 2020. Do đó, dự án vẫn phải chờ các sở ngành TP xem xét, hướng dẫn, trình UBND TP cho phép tiếp tục thực hiện bồi thường, thu hồi đất hoặc dừng việc thu hồi đất theo quy định.

nam-ly-chieu-hoang-10.jpg
Nhiều ngôi nhà có cửa số gần chạm mặt đất. Ảnh: NGỌC THẮM

Nhận thấy được những khó khăn, bức xúc do ảnh hưởng môi trường sống của các hộ dân nằm trong khu vực thực hiện dự án, UBND quận 6 đã có nhiều lần kiến nghị với UBND TP, các sở ngành TP tìm cơ chế tháo gỡ.

Nhằm kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng dự án, UBND quận 6 kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP tạm ngưng việc giao đất cho Công ty Cổ phần đầu tư Bình Phú.

Đồng thời, đề xuất hướng xử lý tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư theo quy định đối với phần diện tích chưa thu hồi hoặc đầu tư bằng vốn ngân sách đối với phần hạ tầng giao thông để chỉnh trang khu vực với tổng mức đầu tư dự kiến 185 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường) để ổn định đời sống của người dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm