Duyên dáng Campuchia ở một kỳ SEA Games lịch sử

(PLO)- Campuchia lần đầu tiên tổ chức SEA Games đánh dấu bằng đêm khai mạc kỳ diệu đầy màu sắc và cuộc chơi rộn ràng hơn từ sáng 6-5 với hàng loạt môn thi đấu hấp dẫn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nước chủ nhà đã chào đón các vận động viên từ khắp Đông Nam Á đến quê hương Campuchia tham gia sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần. SEA Games (khi ấy gọi là SEAP Games) lần đầu tiên diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) vào năm 1959 và người Campuchia đã chờ đợi trong suốt 64 năm để đăng cai một cuộc chơi thể thao lịch sử.

Vé xem SEA Games 32 đã được tặng miễn phí, và nhu cầu rất cao khi từ sáng 6-5, hàng ngàn người hâm mộ Campuchia tụ tập đông đảo ở sân Olympic quốc gia để săn vé xem đội tuyển bóng đá thi đấu. Đêm trước đó, bên trong sân vận động Morodok Techo, một đêm trong lành và duyên dáng, tất cả 60.000 chỗ ngồi xem lễ khai mạc đã chật cứng.

Người dân Campuchia đã chờ đợi rất lâu để đăng cai một sự kiện thể thao tầm cỡ Đông Nam Á. Ảnh: ANH PHƯƠNG.

Người dân Campuchia đã chờ đợi rất lâu để đăng cai một sự kiện thể thao tầm cỡ Đông Nam Á. Ảnh: ANH PHƯƠNG.

Thủ tướng Hun Sen và phu nhân cùng các quan chức cấp cao, các vị khách quý trong nước và quốc tế của đại gia đình thể thao Đông Nam Á đã hòa mình vào đêm lễ hội độc đáo, với nhiều tiết mục nghệ thuật đa dạng của các ca sĩ, vũ công, nghệ sĩ nổi tiếng. Hình ảnh nữ võ sĩ Sorn Seavmey bay bổng lên không trung thắp sáng ngọn đuốc SEA Games để lại nhiều sự trầm trồ của người xem.

SEA Games 32 ​​có đến 584 nội dung thi đấu của 37 môn thể thao do 11 quốc gia tranh tài gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Đông Timor, Lào, Myanmar, Philippines và chủ nhà Campuchia. Các sự kiện sôi động diễn ra chính thức từ sáng 6-5 và kéo dài đến ngày 17-5 với sự tham gia của hơn 12.400 VĐV, HLV cùng các thành viên khác.

Trong thời gian diễn ra SEA Games, các trường học đều nghỉ ngơi và đông đảo khán giả trẻ đã tranh thủ đến các sân thi đấu xem vận động viên Đông Nam Á tranh tài. Ảnh: ANH PHƯƠNG.

Trong thời gian diễn ra SEA Games, các trường học đều nghỉ ngơi và đông đảo khán giả trẻ đã tranh thủ đến các sân thi đấu xem vận động viên Đông Nam Á tranh tài. Ảnh: ANH PHƯƠNG.

Lần đầu tiên đăng cai một kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á sau 64 năm, không chỉ các thành viên góp mặt trực tiếp ở SEA Games mà đông đảo người dân Campuchia náo nức chào đón sự kiện lớn nhất này với khẩu hiện: “Thể thao: Sống trong hòa bình”. Vương quốc Campuchia đã chuẩn bị trong 7 năm để phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực tổ chức, trình độ của các vận động viên cho những ngày tranh tài SEA Games sôi nổi.

Nước chủ nhà đã cung cấp vé vào cửa miễn phí cho tất cả giải đấu cho khán giả, miễn phí chỗ ở, ăn uống cho các đoàn thể thao khách mời, và quyền phát sóng miễn phí cho các đơn vị truyền thông Đông Nam Á. Điều này tái khẳng định cam kết của Vương quốc Campuchia trong việc tổ chức đại hội thể thao khu vực và các vị khách quốc tế trong môi trường láng giềng đoàn kết và hữu nghị.

Đoàn thể thao Việt Nam lịch thiệp trong đêm khai mạc SEA Games 32 ở sân Morodok. Ảnh: ANH PHƯƠNG.

Đoàn thể thao Việt Nam lịch thiệp trong đêm khai mạc SEA Games 32 ở sân Morodok. Ảnh: ANH PHƯƠNG.

Thủ tướng Hun Sen bày tỏ: “Thể thao không chỉ mang lại cho con người sức khỏe, một tinh thần hợp tác tốt đẹp với sự hiểu biết và những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, mà còn dạy chúng ta cách làm việc hài hòa. Ngày nay là thời đại cạnh tranh, không phải là rào cản hay lấn át sự phát triển, tiến bộ của người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng ta cạnh tranh nhau để nâng cao chất lượng, củng cố chất lượng và theo kịp chất lượng”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm