Nhà ga mô phỏng hình ảnh dãy núi LangBiang hùng vĩ, tòa nhà chính với 3 vòm mái nhô cao như 3 đỉnh núi
Nhưng cũng từ đó, có những tuyến đường sắt, những nhà ga vang bóng một thời ở nước ta dần dần chìm vào quên lãng. Và chỉ có khi nhắc lại, người ta mới chợt nhận ra để rồi hoài niệm hối tiếc về giá trị của nó, về ký ức vàng son một thời.
Đầu tàu hơi nước do Nhật Bản sản xuất được đặt phía trong sân ga trưng bày.
Chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2km, gần trường trung học Yersin, nằm trên một sườn đồi dài bằng phẳng, ga Đà Lạt (số 1 Quang Trung, Tp Đà Lạt) trở thành địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố mộng mơ. Lâu nay xây dựng nhà ga người ta chỉ chú trọng yếu tố kỹ thuật, riêng ga Đà Lạt là trường hợp hiếm hoi và thú vị được đưa cả yếu tố thẩm mỹ và ý nghĩa công trình vào một thiết kế kỹ thuật.
Những ô cửa sổ đa sắc màu nổi bật phía trong nhà ga
Ga xe lửa Đà Lạt nằm trong dự án tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt do toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1903. Ga Đà Lạt được xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1936, do hai kiến trúc sư Moncet và Revéron thiết kế. Hàng ngày có 3 đội tàu đi các tuyến: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh.
Sảnh lớn ở giữa cho khách chờ tàu
Hệ thống các phòng phụ nhỏ nối dài sang hai bên
Hệ thống đường ray đã được thay mới
Nhà ga mô phỏng hình ảnh dãy núi LangBiang hùng vĩ, tòa nhà chính với 3 vòm mái nhô cao như 3 đỉnh núi. Sự tài tình của các kiến trúc sư là một mặt họ giữ được nét đặc trưng của Đà Lạt, mặt khác lại đưa nét kiến trúc độc đáo của Pháp vào thông qua những mái vòm…
Ga hỏa xa Đà Lạt chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở Âu Châu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 (từ 1925 đến 1939).
Hộp chứa thư cổ hết sức dễ thương
Mặt bằng được tổ chức theo nguyên tắc đối xứng qua trục vuông góc với mặt chánh. Một sảnh lớn ở giữa cho khách chờ tàu và một loạt hệ thống các phòng phụ nhỏ nối dài sang hai bên. Bố cục đăng đối thể hiện giữa các bộ phận kiến trúc: ở mái ngói đỏ cao vút, những phần mái gấp, mái bẻ góc và ở những ô cửa sổ cùng với bức tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa.
Sự đồ sộ của công trình còn thể hiện rõ trên mặt cắt qua cột kèo đỡ mái bằng bê tông cốt thép có chiều cao hơn 6m, bằng với chiều cao của không gian sử dụng chính.
Sân ga với dãy cột đỏ như những đường nét tinh tế gây ấn tượng cho ga Đà Lạt
Địa điểm ưa thích của các cặp uyên ương lựa chọn để chụp ảnh cưới
Mặt đứng nhà ga tượng trưng cho mùa hè, chiếc đồng hồ đặt trên đỉnh mặt tiền nhà ga
Năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động. Sau năm 1975, với sự lên ngôi của các phương tiện chuyên chở hành khách bằng ôtô, ga Đà Lạt dần rơi vào quên lãng và chỉ thật sự được đánh thức vào những năm 90.
Năm 2002, Bộ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận ga hỏa xa Đà Lạt là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ga Đà Lạt là nhà ga xe lửa duy nhất trong cả nước được công nhận danh hiệu này. Hiện nay, tuyến đường sắt được đưa vào phục vụ với mục đích là tuyến đường du lịch, với 7km, từ Đà Lạt đến Trại Mát.
Ga Đà Lạt mang lại cho du khách tham quan sự thích thú với vẻ bề ngoài đậm chất Tây Âu của mình