Giá gà tăng, cơm gà, gỏi gà... 'chuyển bánh' tăng theo

(PLO)- Ngày 27-6, theo ghi nhận của PV tại các chợ truyền thống ở TP.HCM, giá gà tăng cao
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 30%- 45%, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 30% đến 35% so với tháng 12-2021...Ngày 27-6, theo ghi nhận của PV tại các chợ truyền thống ở TP.HCM, giá gà tăng cao.

Bà Liễu tiểu thương bán thịt gà chợ Nguyễn Văn Trỗi, quận 3, cho biết, từ khi xung đột Nga-Ukranie, xăng dầu tăng hiện nay giá gà tăng rất cao khoảng 20.000 đồng/kg.

Ức gà 80.000 đồng/kg, góc tư 65.000 đồng/kg, chân gà 80.000-85.000 đồng/kg…

Theo bà Liễu, sạp chủ yếu bỏ cho các quán ăn và do giá tăng cao họ lấy sản lượng gà giảm nhưng có lẻ thay bằng thịt heo hay cá.

Tương tự ông Hà chủ sạp bán gà ta chợ Bình Thới (Quận 11) cho biết, xăng dầu lên, thức ăn chăn nuôi tăng… Giá mua từ các hộ dân ở Long An 100.000-110.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, sau khi giết mổ trừ hao hụt, chi phí vận chuyển bán lẻ chỉ tăng 10.000 đồng kg là 140.000 đồng/kg. Nếu ngày nào ế ẩm chỉ bán giá vốn, riêng ngày cúng mới bán khoảng 150.000-160.000 đồng/kg,

“Chợ vắng khách, giá gà cao nên người dân ít mua. Một ngày tôi bán được 10-15 con, ngày cúng bán 30-40 con” ông Hà nói.

Giá gà tăng cao, tiểu thương buôn bán ế ẩm.

Giá gà tăng cao, tiểu thương buôn bán ế ẩm.

Trong khi đó, chủ quán ăn Hương Loan (bán gà ta xé phay) quận Tân Bình cho biết, hiện nay giá nhập một gà tăng 60.000 đồng/con so với trước dịch, nhưng quán chỉ điều chỉnh tăng 3.000-10.000 đồng nhằm bù đắp lại một phần chi phí đầu vào tăng cao.

Theo đó, gỏi xé phay từ 130.000 lên 140.000 đồng/nửa con bao gồm cháo, gỏi. Cháo gà 32.000 đồng lên 35.000 đồng/tô chưa kể rau, gia vị tăng lên.

Theo chủ cửa hàng này, lượng khách có giảm nhưng cửa hàng ít nhiều cũng thay đổi chiến lược để thu hút khách. Ví dụ khi mua món cháo, gỏi khách muốn thêm xíu cháo, rau quán cũng tặng thêm. Hoặc với hóa đơn 200.000 đồng quán sẽ miễn phí ship trong bán kính 5km, nếu xa hơn chỉ tính 50% tiền phí ship.

Tương tự, ông Trí, chủ quán cơm gà xối mỡ quận Tân Bình cho biết, do xung đột Nga-Ukraine gà nhập từ Mỹ, Braxin khan hiếm, giá tăng như đùi gà góc tư hàng Mỹ từ 30.000 đồng/kg nay giá lên 52.000 đồng/kg, má đùi hơn 20.000 đồng/kg nay tăng lên 35.000 đồng/kg…Điều này đẩy giá gà trong nước tăng cao.

Ngoài gà thì dầu ăn trước đây hơn 600.000 đồng/can nay lên hơn 1.100.000 đồng/can… nhưng quán ăn không tăng giá nhiều.

“Quán nhà tôi vừa tăng chỉ 2.000 đồng như cơm đùi gà góc tư lớn giá 37.000/dĩa, cơm gà má miếng 27.000 đồng/suất, cơm cánh gà 30.000 đồng/suất.”-ông Trí cho hay.

Gà nhập khẩu khan hiếm, giá tăng cao.

Gà nhập khẩu khan hiếm, giá tăng cao.

Theo ông Trí, do xăng dầu tăng, giá cả hàng hóa tăng cao nên người dân tiết kiệm hơn. Đơn cử trước đây một ngày quán bán được 150 suất nay giảm còn 100 suất.

“Nếu thuê ba người làm quán tôi mất hơn 20 triệu đồng/tháng thì không thể tăng giá 2.000 đồng/dĩa cơm trong khi các quán xung quanh đã tăng cao hơn. Chúng tôi tính toán cắt giảm chi phí như nhân công, điện, nước....nên hiện tại quán chỉ có một người cháu phụ bán, khách hàng mua 5-7 hộp sẽ được giao miễn phí trong vòng 1 km.

Đồng thời tôi đến tận gốc mua nguyên liệu vừa giảm chi phí vận chuyển vừa đảm bảo chất lượng. Lúc này giá cả đầu vào tăng cao quán chấp nhận lỗ để giữ chân khách hàng và chờ tình hình ổn định lại ”, ông Trí nói.

Ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho hay thời điểm này giá gà trắng 37.000-40.000 đồng/kg, so với thành chênh lệch 10.000 đồng/kg.

Về nguồn cung, theo ông Quyết, sau dịch COVID-19 người nông dân giảm tái đàn nhiều do cạn kiệt tiền, không còn tài chính cũng như giá đầu vào của con giống, giá thức ăn, giá thuốc thú y, giá các loại vật tư nông nghiệp như trấu…tăng cao.

Theo ông Quyết, dù giá tăng cao nhưng không có nguyên liệu để mua. Đơn cử như trấu chỉ là chất độn nhưng giá từ 1.300 đồng tăng lên 2.000, 2.200 đồng/kg. Đã thế cũng không dễ để mua do xăng dầu tăng nhiều người tìm trấu để thay thế. Con giống không thể nhập về hoặc nhập rất khó khăn

Bên cạnh dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine các chuỗi cung ứng đứt gãy. Gà nhập khẩu trước đây có mặt ở thị trường trong nước nhưng hiện nay gần như khan hiếm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm