Tuy nhiên, tới nay tôi vẫn chưa sinh. Tôi muốn hỏi giấy chuyển tuyến KCB bảo hiểm y tế (BHYT) có giá trị sử dụng bao lâu?
Những trường hợp nào giấy chuyển tuyến KCB được sử dụng đến hết năm dương lịch?
Bạn đọc Thu Trang (Quận Tân Bình, TP.HCM)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Đối với các trường hợp mắc bệnh trong nhóm 62 bệnh, nhóm bệnh quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đến hết ngày 31-12 năm dương lịch đó.
Đến hết ngày 31-12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở KCB thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
Tái khám ở tuyến trên có được tính đúng tuyến?
Tôi mắc bệnh tim và phải điều trị tại tuyến tỉnh nhưng tôi đăng ký KCB ban đầu là tuyến huyện. Tôi được bệnh viện huyện chuyển lên tuyến trên để điều trị bệnh. Sau khi điều trị xong, bác sĩ bệnh viện tuyến tỉnh hẹn tái khám. Cho tôi hỏi, thủ tục KCB BHYT bằng giấy hẹn khám lại có được tính là đúng tuyến không?
Bạn đọc có địa chỉ email thanhtrang…@gmail.com
Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC thì người tham gia BHYT đến khám lại theo giấy hẹn của bác sĩ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký KCB ban đầu phải xuất trình thẻ BHYT, cùng với đó là một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người bệnh và giấy hẹn tái khám.
Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Căn cứ vào tình trạng bệnh và yêu cầu chuyên môn khi người bệnh đến khám lại, bác sĩ quyết định việc tiếp tục hẹn khám lại cho người bệnh.