Hải quân mạnh nhất Châu Á - Bài 1: Nếu có hải chiến Ấn-Singapore, ai thắng?
Nhưng các quân đội này được xếp hạng dựa trên những tiêu chí nào? Dựa vào chất lượng hay số lượng? Tiềm lực, hỏa lực hay tuổi đời? Hay là giáo lý kết hợp với khả năng mà các nhà khai thác nhìn thấy ở họ?
Tất cả những tiêu chí trên đều quan trọng, nhưng một điều quan trọng không thể thiếu là những đóng góp của hải quân cho mục đích chính trị của quốc gia đó.
Một cuộc điều tra về hải quân của các nước Châu Á, đặc biệt là các nước có hải quân hoạt động thường xuyên trên biển đã cho chúng ta một câu trả lời.
Giả sử cuộc hải chiến giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Cộng hòa Singapore nổ ra. Hải quân Ấn Độ có kinh nghiệm lâu năm, có nhiều tàu chiến hơn, có sức mạnh trên biển và có tiền để mua hoặc xây dựng căn cứ.
Vậy hải quân nào mạnh hơn?
Theo những kết quả tính toán thu được, dựa trên những hoạt động chính trị và hoạch định chính sách, câu trả lời là Singapore. Và đó cũng là lý do vì sao Singapore có mặt trong top 5 nước có hải quân hùng mạnh nhất châu Á trong khi Ấn Độ thì không, mặc dù họ có đầy đủ điều kiện về vật chất, lịch sử, phương tiện chiến tranh...
Pháp luật Thành phố xin dẫn bài bình luận từ nationalinterest về 5 hạm đội hải quân mạnh nhất châu Á hiện nay.
Hạng 5 : Hải quân Hàn Quốc (RoKN)
Hàn Quốc có tham vọng rất lớn và họ đã đầu tư nhiều tiền của để xây dựng lực lượng hải quân của nước mình. Chính vì thế, những năm gần đây, từ lực lượng chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra ven biển, hải quân Hàn Quốc (RoKN) đã trở thành một trong những quân đội mới nổi trên vùng nước xanh. Quân đội của họ có khả năng bảo vệ các hòn đảo ngoài khơi,các tuyến đường biển phục vụ mục đích kinh tế và giữ vai trò quan trọng trong những dự án hàng hải quốc tế. Họ cũng tham gia vào hoạt động chống thiên tai khu vực (HADR) và chống hải tặc ở vùng biển Somalia.
Danh tiếng của quân đội này chỉ bị suy giảm sau sự kiện tàu hộ tống Chon An chìm ở vùng biển Hoàng Hải ( thuộc biển Tây) vào tháng 3-2010 mà nguyên nhân được dự đoán có thể là do ngư lôi của phía Bắc Triều Tiên.
Đáp trả lại hành động này, Hàn Quốc ngay lập tức hoạch định những chiến lược mới với cấu trúc chỉ huy phù hợp với cuộc tranh chấp trên biển Tây và củng cố khả năng phòng thủ của các tàu ngầm.
Hải quân Hàn Quốc tập trận. Ảnh:Yonhap
Ngoài trách nhiệm xây dựng lực lượng chống các cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc cũng nỗ lực cải thiện để hải quân của mình có thể hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Hải quân nước này hiện có 15 tàu khu trục, 12 trong số đó sắp được trang bị hệ thống vũ khí Aegis. Cùng với một thế hệ tàu ngầm tấn công hoàn toàn mới, Rokn sẽ trở thành một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. Lực lượng Thủy quân lục chiến của nước này hiện đã có một tàu tấn công đổ bộ ở Dokdo và đang chờ chiếc thứ hai được vận chuyển sang.
Khả năng của hạm đội này được thể hiện qua việc hỗ trợ các hoạt động của Hàn Quốc trong nỗ lực tiếp cận cộng đồng quốc tế - ở các lĩnh vực thương mại và quốc phòng. Cho đến nay thì sự đầu tư của nước này vẫn đang đạt được nhiều hiệu quả.
Hạng 4 : Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN)
Singapore đã mất 50 năm để chứng minh cho Đông Nam Á thấy rằng phương châm “Càng nhiều càng có ưu thế” không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Cho đến nay, RSN – một nhân tố của quân đội Singapore – đã vượt mặt hải quân của tất cả các nước láng giềng về chất lượng. Và, cùng với chiến lược ngoại giao khôn khéo cũng như thiết lập liên minh, Singapore đã có một lá chắn phòng thủ gần như bất khả xâm phạm.
Tàu đổ bộ 209 của Hải quân Singapore
Cùng với việc bảo vệ 193km đường bờ biển của Singapore, RSN có thể cung cấp lực lượng bảo vệ các tuyến đường biển và giữ vai trò tối quan trọng trong hoạt động chống thiên tai (HADR) của khu vực.
6 tàu khu trục, 6 tàu hộ tống, 5 tàu ngầm (với 2 tàu nữa đang đặt hàng), 4 tàu đổ bộ, 4 tàu chiến và rất nhiều tàu tuần tra (với hệ thống đường ống tối tân) là số lượng phần cứng có thể cung cấp cho lực lượng hải quân được đào tạo bài bản và có tiếng cả trong nước lẫn nước ngoài.
Mời quý độc giả xem tiếp kỳ 2: Ba 'ông trùm cuối' trên phapluattp.vn