Mới đây, bà Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, tức hoa hậu Phương Nga) đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng cho rằng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và VKS cùng cấp ban hành các quyết định trái pháp luật.
Theo đó, bà Nga cùng bạn Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1989) từng là bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị khởi tố ngày 19-11-2014. Cả hai bị bắt tạm giam vào ngày 19-3-2015.
Qua hai lần mở phiên toà, tháng 6-2017, TAND TP.HCM đã thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại và trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung.
Hoa hậu Phương Nga và bạn thân Thùy Dung trong lần ra tòa. Ảnh: PLO
Tháng 12-2018, sau khi hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được hành vi phạm tội, Công an TP. đã ra kết luận điều tra với nội dung: Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hai bị can.
Hành vi của các bị can có dấu hiệu của điều 267 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng miễn trách nhiệm hình sự do Luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung dấu hiệu định tội thực hiện hành vi trái pháp luật.
Bà Nga cho rằng công an và VKS đã ban hành các quyết định trái pháp luật, vi phạm khoản 3, Điều 7 BLHS năm 2015.
Công an đã xác định bà và bạn thân không phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo BLHS 2015.
Sau đó, ngày 21-1-2019, hai cơ quan này lại quyết định khởi tố Nga và Dung tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và miễn trách nhiệm hình sự theo BLHS 1999.
Thời điểm tháng 1-2019, BLHS năm 2015 đã có hiệu lực thì theo khoản 3, Điều 7 BLHS năm 2015, công an và VKS không được phép khởi tố bà Nga và Thùy Dung dựa trên BLHS năm 1999, mà phải chiếu theo BLHS năm 2015.
Đồng thời, bà Nga cũng cho rằng công an đã ra kết luận điều tra, xác định lý do và căn cứ đình chỉ vụ án làm giả con dấu trước, rồi mới khởi tố vụ án là đi ngược lại quy trình tố tụng hình sự...