Bệnh lý huyết áp cao (Tăng huyết áp) nguy hiểm vì yếu tố nguy cơ chính gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh thận mạn và các bệnh về mạch máu.
Người bị huyết áp cao dễ dẫn đến biến chứng làm cho mạch máu bị tổn thương, gây ra xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ vỡ mạch máu (xuất huyết não). Ngoài ra, huyết áp cao có nguy cơ lâu dài làm tổn thương các cơ quan đích (tim, thận, mắt, não) nếu không được điều trị kịp thời và kiểm soát ổn định.
Bệnh lý Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não, gây choáng váng, ngất xỉu và tổn thương các cơ quan do thiếu máu cục bộ. Nếu huyết áp quá thấp có thể gây sốc và đe dọa tính mạng.
Người bị huyết áp thấp dễ gặp biến chứng giảm tưới máu đến các cơ quan quan trọng như não, thận và tim, dẫn đến tình trạng choáng, ngất hoặc suy cơ quan. Ngoài ra, huyết áp thấp có nguy cơ lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Hạ huyết áp đột ngột có thể gây nguy hiểm, đặc biệt ở người lớn tuổi và những người có bệnh lý tim mạch.
Huyết áp cao hay thấp nguy hiểm hơn?
Huyết áp cao nguy hiểm hơn về lâu dài: Do gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng và nguy cơ tử vong cao nếu không được kiểm soát. Huyết áp cao có xu hướng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn về lâu dài, đặc biệt khi không được kiểm soát.
Huyết áp thấp nguy hiểm trong ngắn hạn: Nếu huyết áp hạ đột ngột có thể gây choáng, ngất, hoặc thậm chí sốc tim, dẫn đến nguy cơ tử vong tức thì. Huyết áp thấp nguy hiểm trong tình huống cấp tính và có thể gây ra nguy cơ tử vong ngay lập tức nếu không được xử trí kịp thời.
Việc điều trị và kiểm soát cả hai tình trạng này là rất quan trọng, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.
Khi nào cần cấp cứu?
BS.CKI. Trần Mỹ Hoa - Trưởng chi nhánh Tim Mạch – Tiểu Đường 315 số 187 Nguyễn Sơn, quận Tân Phú, khuyến cáo: Người bị huyết áp thấp cần được cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu như mất ý thức hoặc ngất xỉu mà không tỉnh lại; Đau ngực dữ dội, cảm giác nghẹt thở; Lú lẫn, nói lắp, hoặc rối loạn vận động; Da lạnh, nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi hoặc có dấu hiệu sốc; Huyết áp tụt đột ngột kèm với chảy máu (có thể là chấn thương, xuất huyết tiêu hóa…
Huyết áp thấp đôi khi không phải là vấn đề nếu không có triệu chứng hoặc không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, cần đi khám định kỳ nếu có tiền sử huyết áp thấp để theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp.
Hệ thống Y Tế 315:
Hotline: 0901.315.315
-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health
- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/
- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/
- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/
- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/
- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/