Indonesia thua Qatar và thói xấu của “vùng trũng không VAR"

(PLO)- Dùng tiểu xảo phạm lỗi đối phương mà qua mặt được trọng tài đã thành thói quen của "bóng đá không VAR". Nhưng với việc VAR xuất hiện, các cầu thủ phải trả giá cho hành vi của mình.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đêm qua 15-4, U-23 Indonesia đã thua chủ nhà U-23 Qatar ở lượt trận đầu tiên bảng A giải U-23 châu Á trong trận cầu xấu xí và bạo lực. Rizky Ridho của Indonesia dùng tiểu xảo "vả vào mặt" Al Mejaba, trước đó đồng đội của Ridho có pha xô ngã cầu thủ Qatar rất xứng đáng phạt đền nhưng trọng tài và tổ VAR cho qua. Indonesia đã nhận đến 2 thẻ đỏ ở trận này.

Qatar có hệ thống VAR hiện đại bậc nhất thế giới sau khi họ đăng cai World Cup 2022. Tại Asian Cup 2023 cũng tại đất nước Qatar, trung vệ Nguyễn Thanh Bình của tuyển Việt Nam đã níu lưng áo Rafael Struick của Indonesia rất lâu trong vòng cấm và Việt Nam thua Indonesia 0-1 từ quả phạt đền này.

Có điều một khi những đội tuyển đến từ “nền bóng đá không VAR”, hoặc mới lắp đặt VAR thì công tác “quán triệt” cầu thủ còn rất kém của ban huấn luyện dẫn đến những cầu thủ có thói quen tiểu xảo “dính chưởng”.

VAR
Cái tay của đội trưởng Ridho cố tình vung vào mặt Al Majaba. Ảnh: Trích từ clip.

Trong đầu nhiều cầu thủ thuộc vùng trũng bóng đá Đông Nam Á, họ có thói quen chơi tiểu xảo, phạm lỗi kín để qua mắt trọng tài, thậm chí nhiều cầu thủ giỏi tiểu xảo thời chưa có VAR biết chọn góc khuất của trọng tài để phạm lỗi với đối phương. Nó trở thành thói quen. Bây giờ, một khi vào giải đấu có VAR, họ tự biến mình thành con mồi.

Hành vi tiểu xảo với đối phương có thể qua mắt được tổ trọng tài nhưng không thể qua mặt VAR, với các “mắt thần”, “mắt diều hâu” của hàng chục camera có độ quét và độ phân giải cực cao, “tua đi, tua lại” rất nhiều lần.

Trọng tài có thể bị thu hút vào điểm nóng trên sân, sát với quả bóng, nhưng các tình huống nguội, tiểu xảo của cầu thủ đều không qua mắt được VAR, nhưng cầu thủ thì cứ thích quen thể hiện tiểu xảo và trả giá.

Đêm 15-4, nếu tổ VAR và tổ trọng tài nghiêm khắc thì Indonesia phải bị hai quả phạt đền mười mươi chứ không phải một quả cuối hiệp 1. Tình huống dùng lưng bàn tay vả vào mặt Al Majaba của Ridhi rất thô thiển và thường thấy ở những nền bóng đá không VAR.

Nó rất giống kiểu phạm lỗi của Nguyễn Thanh Bình dẫn đến phạt đền ở Asian Cup 2023. Họ thực hiện tiểu xảo cứ như “thiêu thân” trong một sân bóng mà các camera phục vụ công tác bắt lỗi phạt đền được lắp đặt đầy trong sân.

Qatar-Indo-1.jpg
HLV Shin Tae-ying gào thét khi trọng tài tham khảo VAR và chỉ tay vào chấm 11m. Ảnh: Bola

Thói quen này hầu hết dính vào các cầu thủ “vùng trũng” bóng đá Đông Nam Á, thiếu sự quán triệt, thiếu kiên trì thay đổi thói quen và hành động theo bản năng... dẫn đến toàn đội trả giá.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm