Syria là một vùng đất có kho tàng văn hóa phong phú. Tuy nhiên, kể từ khi Tổ chức Hồi giáo cực đoan phát động chiến tranh dân sự, phần di sản toàn cầu của thế giới đã bị các kẻ khủng bố san bằng không thương tiếc.
Cùng với buôn lậu dầu, giá trị thương mại béo bở của các món cổ vật đã trở thành nguồn thu nhập chính nhằm hỗ trợ các hoạt động tàn phá của IS, trong đó có cả di tích lịch sử độc đáo Palmyra. Một số cổ vật có giá hàng ngàn USD, được vận chuyển từ thị trường đồ cổ ở Đông Âu đến Mỹ.
Theo một tài liệu của lực lượng người Kurd ở Syria (YPG) chuyển cho hãng RT, "Sở Cổ vật" là một cơ quan của "Bộ Tài nguyên" mà IS dựng nên để tiến hành hoạt động buôn lậu trái phép.
"Tài liệu còn phát hiện một tờ giấy ghi chú và các hóa đơn bán dầu có cùng phần tiêu đề của Bộ Tài nguyên IS" - một phóng viên bị che mờ tên và mặt vì lý do an ninh, giải thích. Phần tiêu đề nằm ở góc bên phải trên cùng của tờ giấy được tìm thấy tương tự trên hóa đơn bán dầu mà lính Kurd thu giữ được từ nơi trú ẩn cũ của máy bay chiến đấu IS.
Các hóa đơn và biên nhận buôn dầu bất hợp pháp của IS (Hình: RT)
Tờ giấy ghi chú rõ ràng gửi đến trạm kiểm soát canh gác, đề nghị "anh em ở biên giới" cho phép một người bán đồ cổ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria và cùng chia sẻ lợi nhuận. Tờ giấy viết:
"Gửi đến người anh em chịu trách nhiệm bên kia biên giới, xin vui lòng hỗ trợ chuyến hàng của người anh em Hussein Hania Sarina cùng với những người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ là những nhà kinh doanh cổ vật vì mục tiêu hợp tác cùng chúng tôi trong Sở Cổ vật ở Bộ Tài nguyên. Cầu Thánh Allah phù hộ anh, người anh em chí cốt Abu Uafa At-Tunisi".
Trong khi quay phim ở thị trấn Shaddadi, nằm ở tỉnh Syria Hasakah, các phóng viên RT tìm thấy những mảnh vỡ của các chậu gốm khác nhau. Chúng bị bỏ lại trong một đường hầm nơi các chiến binh của IS chạy trốn qua, lực lượng người Kurd đã khám phá ra chúng sau khi giải phóng Shaddadi từ tay thánh chiến trong tháng 2-2016.
Không ai biết những món cổ vật xuất xứ từ đâu nhưng dựa vào một bản đồ Pháp cũ có chỉ những nơi khai quật mà các chiến binh người Kurd tìm được, có thể đoán được rằng chúng đã có mặt từ thời thuộc địa.
Ngoài việc hé lộ phi vụ làm ăn của IS, tờ ghi chú còn đặt ra những giả thuyết về cách vận chuyển hàng hóa của IS. Theo đó, IS vận chuyển vũ khí và vật tư trên tuyến đường thương mại ngay tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara.
Một chiến binh trẻ người Kurd nói về các hoạt động và kiểm soát lỏng lẻo của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Họ gửi tôi đến phục vụ tại Tel Abyad trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đôi khi chúng tôi thậm chí còn vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và phục vụ ở đó. Chúng tôi đã nhìn thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đi ngang qua nhưng giữa chúng tôi không bao giờ xảy ra xung đột" - Abu Ayub al-Ansari cho biết.
"Khi các dân quân người Kurd chiếm Tel Abyad, các chiến binh thánh chiến nước ngoài không thể tiến vào được. Các thông tin liên lạc với các cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hỏng, chúng tôi chỉ có thể liên lạc thông qua dân thường hoặc gián điệp."
Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với sức ép của truyền thông sau báo cáo chấn động của RT (Hình: RT)
Các nhóm khủng bố đã bị giáng một đòn nghiêm trọng vào các hoạt động buôn bán trái phép. Tuyến đường vận chuyển hàng lậu và đường dây liên lạc với an ninh ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cắt đứt. "Các hàng hóa đến từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã biến mất bởi vì các chiến binh YPG đã bị chặn đường qua Tel Abyad. Ngoài ra, các xe chở dầu không thể lái qua khu vực này" - chiến binh bị bắt giữ nói với YPG.
Các tập tin cho thấy IS đã cất giữ rất nhiều hồ sơ bài bản về việc buôn bán bất hợp pháp dầu mỏ, bao gồm tên người lái xe, loại xe điều khiển, trọng lượng của xe tải cũng như thỏa thuận về giá cả và các con số.
Nhiều cư dân địa phương từng bị buộc phải làm việc trong ngành công nghiệp dầu của IS nói với RT trước đó rằng "dầu chiết xuất được giao cho một nhà máy lọc dầu, nơi nó được chuyển đổi thành xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm dầu khí khác. Sau đó, các sản phẩm tinh chế được đem đi bán. Những người trung gian (thường là người Thổ Nhĩ Kỳ) từ Raqqa và Allepo đến để lấy dầu".
Ngoài ra, video còn tiết lộ nhiều chi tiết về hoạt động bên trong IS, bao gồm cả tiền lương bọn khủng bố được trả.
"Chúng tôi phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Trước đó chúng tôi chỉ bán cho thường dân nhưng họ không thể mua thật nhiều được. Tiền lương của chúng tôi dao động từ 50 đến 100 USD, tùy thuộc vào việc đã kết hôn hay chưa. Tôi đã kết hôn và có con, vì vậy tôi đã được trả 135 USD. Khi nguồn cung cấp dầu qua Tel Abyad bị cắt, các vấn đề thực sự nổi dậy" - một người dân trong vùng kiểm soát của IS cho biết.
Kể từ khi sự việc bị RT phanh phui vào tuần trước, một loạt câu hỏi đổ dồn vào Thổ Nhĩ Kỳ. Các chuyên gia và chính trị gia cao cấp yêu cầu một lời giải thích từ nước này về cáo buộc tiếp xúc với những kẻ khủng bố.