Kéo dài tuổi nghỉ hưu, lao động trẻ mất cơ hội

Về việc đề xuất này, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho rằng việc nâng tuổi nghỉ hưu phải hết sức cân nhắc vì vấn này đã được đưa ra Quốc hội ba lần (vào các năm 2007, 2012 và 2016) và đều bị bác bỏ.

Công nhân trong ngành dệt may, giày da không thể bám trụ làm việc đến năm 60 tuổi. Ảnh: P.ĐIỀN

“Quan điểm của tôi, đối với lao động trực tiếp không thể tăng tuổi nghỉ hưu, bởi vì lực lượng lao động công nhân các ngành dệt may, giày da không thể làm tới 60 tuổi. Do đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với họ là không thể. Còn với những người làm công tác nghiên cứu và khối hành chính sự nghiệp cần tính toán thêm. Tuy nhiên khối hành chính sự nghiệp không ví dụ giáo viên mầm non, điều dưỡng, hộ lý trong các bệnh viện và các đối tượng khác cũng không muốn tăng  tuổi nghỉ hưu nên phải tính toán khoa học. Theo tính toán, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 74-75 tuổi, tuy nhiên tuổi đảm bảo sức khỏe làm việc  chỉ khoảng 62”, ông Chính nói.

Ông Chính cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu để giảm sự mất cân đối của Qũy bảo hiểm xã hội nhưng chính là tăng ngân sách để chi nuôi bộ máy. Ví dụ một người lao động trẻ tốt nghiệp đại học với hệ số 2,34 vào làm so với một người đang 55 tuổi giữ lại, và lương của người này 5-6 chấm gấp ba lần người mới vào làm nhưng chưa chắc hiệu quả công việc của người 50-55 tuổi hơn người mới vào vì họ năng động hơn. Đây chính là cản lực đối với lực lượng lao động trẻ.

Ngoài ra các cơ quan đã có định biên, chẳng hạn trong cơ quan có năm người nghỉ hưu sẽ tuyển năm lao động trẻ vào, nếu dừng lại hoặc kéo dài thêm thời gian nghỉ hưu sẽ mất cơ hội của lao động trẻ. Bởi vậy khi đề xuất phải hết sức cẩn trọng, tính toán khoa học khi đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu chứ không thể theo ý chí chủ quan.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm