Không thể cứ ‘treo’ quyền của dân

Sắc lệnh này ban hành ngay sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên vào tháng 1-1946 cho thấy: Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ý thức được tầm quan trọng của quyền con người nói chung và vai trò của các hội, đoàn trong một xã hội dân chủ nói riêng.

Sắc lệnh chỉ bao gồm 15 điều nhưng gần như đã bao quát hết các vấn đề về quyền tự do lập hội cũng như công tác quản lý của Nhà nước về hội, đoàn. Bởi thực tế từ những thế kỷ trước, các hội như công hội, nông hội, hội khuyến học, hội khai trí, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục… đã có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Cách mạng Tháng Tám thành công cũng có vai trò quan trọng của nhiều hội, đoàn.

Hiến pháp 1992 cho đến Hiến pháp 2013, tức là 24 năm qua, đã ghi nhận quyền tự do lập hội của công dân. Thế nhưng một đạo luật để cụ thể hóa quyền quan trọng này vẫn chưa được hoàn thiện. Dự thảo Luật về hội đưa vào, rút ra rất nhiều lần. Trong khi thực tế các hội, đoàn vẫn tồn tại như một điều tất yếu và đóng góp không nhỏ vào ổn định xã hội và thịnh vượng quốc gia.

Một nguyên tắc bất di bất dịch rằng: Hiến pháp là đạo luật quan trọng nhất của một quốc gia. Khi quyền con người được hiến định thì quyền ấy phải được thể chế để có hành lang pháp lý thực thi và tôn trọng trong thực tế. Điều ấy cũng có nghĩa rằng: Lẽ ra Luật về hội, cũng như một luật quan trọng khác là Luật Biểu tình, phải được xây dựng, kiện toàn và đi vào đời sống xã hội càng sớm càng tốt.

Luật về hội sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV tới đây. Hy vọng Quốc hội, bằng năng lực lập pháp tiến bộ của mình, sẽ làm cho Luật về hội trở thành chỉ dẫn cho một xã hội Việt Nam tiến bộ, văn minh, tôn trọng quyền con người, tôn trọng những giá trị phổ quát của nhân loại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới