Khủng hoảng nhân sự, khách sạn phải 'cướp' nhân lực của nhau

(PLO)- Nhiều khách sạn chấp nhận tuyển dụng người không có kinh nghiệm làm việc với mức lương cao để bù đắp lượng nhân lực còn thiếu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại hội thảo 'Định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn" (trong khuôn khổ sự kiện Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam) sáng ngày 9-8, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc kinh doanh tập đoàn Silk Path, thừa nhận hiện tại nhân viên của khách sạn chủ yếu là sinh viên thực tập, bán thời gian, thời vụ, đặc biệt là ở bộ phận buồng phòng.

Toàn cảnh hội thảo định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam. Ảnh: BẢO PHƯƠNG.

Toàn cảnh hội thảo định hướng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam. Ảnh: BẢO PHƯƠNG.

Khi tuyển dụng, bà Thủy cho hay: “Tất cả ứng cử viên đến khách sạn đều yêu cầu mức lương vượt khung làm cho tôi thực sự choáng. Ví dụ như vị trí duty Manager (quản lý trực ca) đòi 15-20 triệu nhưng lại không có kinh nghiệm. Các bộ phận bảo: không cần kinh nghiệm, kỹ năng có thể dạy được miễn biết làm là... tuyển hết".

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc kinh doanh tập đoàn Silk Path, phát biểu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc kinh doanh tập đoàn Silk Path, phát biểu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG.

Bà Thủy kể, ở trong cuộc khủng hoảng nhân sự, các khách sạn phải đấu tranh để giành giật nhân lực, nhân tài, thậm chí đi “cướp” của nhau.

Ông Nguyễn Quang, Chủ tịch CLB quản lý buồng phòng có ý kiến về mức lương của ngành khách sạn.

Theo ông Quang, nhiều ngành lao động không đòi hỏi ngoại ngữ, kiến thức như ngành da giày có mức lương tuyển dụng trung bình 6-7 triệu và có thể tăng cao theo thời gian nhưng ngành khách sạn lương không được như vậy. Chế độ lương thấp, dù lên chức quản lý cũng dao động từ 9-10 triệu nên không có người muốn học, muốn làm.

"Khách sạn có môi trường làm việc vất vả, chịu áp lực nhưng lương lại không cao. Mỗi lao động có khi phải tăng ca đến 150% công suất." - ông Quang nói.

Ông Quang cho rằng: "Chất lượng dịch vụ quyết định vấn đề khách hàng. Nếu khách hàng đông, bán giá cao nâng cao thu nhập người lao động. Đây là vòng luẩn quẩn. Tôi mong muốn hiệp hội du lịch, hiệp hội khách sạn chú trọng chất lượng dịch vụ của khách sạn từ đó mới nâng cao đời sống cá nhân của người lao động, thu hút sinh viên muốn học ngành này."

Nhiều khách sạn đang tìm cách tuyển dụng nhân sự thiếu hụt sau dịch COVID-19. Ảnh: CTV.

Nhiều khách sạn đang tìm cách tuyển dụng nhân sự thiếu hụt sau dịch COVID-19. Ảnh: CTV.

PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng, Trưởng khoa Quản trị du lịch, nhà hàng, khách sạn Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM, cũng thông tin: Công tác tuyển sinh nguồn nhân lực gặp khó khăn vì gia đình không động viên cho học sinh làm du lịch sau dịch COVID-19.

"Để động viên cơ quan quản lý nhà nước nên làm công tác dự báo nguồn nhân lực. Chỉ ra 5 năm nữa ngành du lịch rất cần nguồn lực, số liệu cụ thể... Từ đó nhà trường dựa vào đó truyền lửa cho sinh viên chọn ngành du lịch."- ông Thắng nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm