Kiến nghị Thanh tra dự án Khu đô thị gần 100ha có nguồn gốc đất công ở Đồng Nai

(PLO)- Thanh tra toàn diện dự án để giải quyết quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và làm rõ trách nhiệm các cơ quan có liên quan.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 16-5, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã làm việc đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về việc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong xây dựng dự án Khu dân cư A1 - C1 (hay còn gọi khu đô thị Dầu Giây) huyện Thống Nhất do Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín làm chủ đầu tư.

Tháo gỡ cho chủ đầu tư, không để người dân khiếu kiện

Tại buổi làm việc, ông Quản Minh Cường Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, qua giám sát thực địa ở dự án khu dân cư đô thị Dầu Giây cho thấy người dân đang khiếu kiện về hạ tầng, khu xử lý thải của dự án gây ô nhiễm và người dân mua đất tại đây vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

“Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục rà soát, chỉ đạo các sở ngành liên quan nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý, gia hạn giấy phép đầu tư để Công ty TNHH Phú Việt Tín tiếp tục thực hiện dự án, đặc biệt là xây dựng khu xử lý nước thải và sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân để người dân để họ không khiếu kiện", Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đề nghị.

Ông Quản Minh Cường Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kiểm tra thực địa khu vực xử lý nước thải tại dự án khu dân cư đô thị Dầu Giây. Ảnh: VH.

Ông Quản Minh Cường Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kiểm tra thực địa khu vực xử lý nước thải tại dự án khu dân cư đô thị Dầu Giây. Ảnh: VH.

Ông Quản Minh Cường cũng nhấn mạnh việc giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội là chỉ ra những sai phạm và nhắc nhở để các cơ quan, các đơn vị tổ chức khắc phục sửa chữa. Mục tiêu của giám sát sát không phải thanh tra, kiểm tra và truy tố nhưng nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Đoàn có quyền chuyển vụ việc sang các cơ quan tố tụng để xem xét.

Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cùng cho rằng, qua giám sát cũng phát hiện thêm một số tình tiết khi thực hiện dự án này. Do đó các sở, ngành kiểm tra lại tính pháp lý của dự án, từ ban đầu cho đến 17 lần điều chỉnh giấy phép đầu tư và những lần góp vốn giữa Tổng công ty Cao su Đồng Nai với Công ty TNHH Phú Việt Tín.

Kiến nghị thanh tra toàn diện dự án

Tại buổi làm việc ông Thái Bảo, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết, qua báo cáo ý kiến của các sở, ngành, ông cũng rất băn khoăn về tính pháp lý liên quan về việc giao đất thực hiện dự án, có nguy cơ việc thất thoát tài sản của nhà nước hay không?

"Về thu hồi đất không phải địa phương chủ động mà do Tập đoàn Cao su Việt Nam đề nghị. Sau khi bàn giao đất để chủ đầu tư thực hiện dự án kinh phí của tỉnh hỗ trợ cho công ty cao su trên 63 tỉ đồng. Vấn đề hỗ trợ bồi thường hơn 63 tỉ đồng tính pháp lý chỗ nào? Do đó dự án rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, rất phức tạp", Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai phân vân.

Một góc Khu đô thị Dầu Giây. Ảnh: PT.

Một góc Khu đô thị Dầu Giây. Ảnh: PT.

Để làm rõ vấn đề trên, ông Thái Bảo kiến nghị Thanh tra Chính phủ thanh tra về việc vấn đề góp vốn liên quan đến Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Cao su Đồng Nai, đồng thời kiến nghị Thanh tra tỉnh tra toàn diện dự án để giải quyết rốt ráo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và làm rõ trách nhiệm các cơ quan có liên quan. Trong quá trình thanh tra, thấy có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cơ quan điều tra.

Còn đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức, Phó Chủ tịch tỉnh cho biết, dự án được giới thiệu địa điểm từ 2009 đến nay đã 14 năm và 17 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư. Hiện dự án chưa được triển khai tiếp do UBND tỉnh xét thấy dự án cần rà soát lại từng thời điểm áp dụng các chính sách pháp luật, xem xét tài sản công qua từng thời kỳ đấu giá hay đấu thầu đầu tư, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất....

Do đó, trên kiến nghị UBND tỉnh có kế hoạch thanh tra toàn diện dự án này giao Sở xây dựng chủ trì. Sau khi rà soát toàn bộ dự án nếu thấy phức tạp thì UBND tỉnh sẽ xin ý kiến Thường trực tỉnh ủy, Ban thường vụ chuyển sang cơ quan chức năng xử lý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm