Toàn bộ 7 khán đài hàng nghìn người đều chật kín vào các buổi tối với nhu cầu chia sẻ dữ liệu liên tục tăng cao.
Lễ hội pháo hoa 2019 được tổ chức tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nước.
Bác Võ Thị Thạch, một giáo viên đã nghỉ hưu ở quận Hải Châu (Đà Nẵng) hồ hởi khoe tấm vé vào khán đài A2 xem trình diễn pháo hoa buổi tối thứ Bảy do con gái tặng và đích thân đưa đi.
“Vui lắm chứ con! Sống ở Đà Nẵng nhưng lâu rồi bác mới đi coi pháo hoa, vô tận sân khấu coi trực tiếp mới thấy hay, rực rỡ và hoành tráng quá!”.
66 tuổi nhưng bác Thạch lại rất thích dùng facebook. Mỗi lần đi đâu, tham gia hoạt động nào, thấy gì hay bác thường chia sẻ trên trang cá nhân như một thói quen lưu lại những kỷ niệm trong cuộc sống. Buổi bắn pháo hoa của 2 đội Bỉ - Phần Lan cũng không ngoại lệ. Dù trời mưa, bác Thạch vẫn không ngại giơ điện thoại phát livestream 4 - 5 lần ngay khi đến các tiết mục.
Người xem đang dùng điện thoại kết nối 4G Viettel để livestream buổi biểu diễn.
Không chỉ bác Thạch, khi đến phần biểu diễn, trên mỗi khán đài bên sông Hàn, hàng trăm chiếc điện thoại giơ cao, dày đặc để chụp ảnh và phát trực tiếp. Vào những khoảng thời gian cao điểm này, theo thông tin từ mạng Viettel, lưu lượng dữ liệu hoạt động mạnh và tăng cao nhất, đặc biệt là trên hạ tầng 4G.
Lưu lượng data 4G vào các đêm bắn pháo hoa ở Đà Nẵng năm nay cao hơn từ 2 đến 2,5 lần so với năm 2018 và cứ tăng thêm khoảng 10% sau mỗi đêm. Nhu cầu khách hàng lớn như vậy, song chất lượng mạng vẫn được Viettel duy trì tốt, thậm chí “vượt mong đợi” như lời đại diện Viettel.
Rất nhiều người xem tại khán đài sử dụng 4G Viettel để chia sẻ với người thân.
Ở mỗi buổi diễn ra bắn pháo hoa, Viettel cử một lực lượng độc lập để đo kiểm chất lượng dịch vụ như người dùng bình thường như gửi tin nhắn, gọi thoại, duyệt web, xem video hay livestream.
Trước thời điểm bắn pháo hoa 2 tiếng, tốc độ 4G đo trên ứng dụng speedtest đạt hơn 100Mbps tải xuống và 30-50Mbps tải lên. Vào thời điểm bắn pháo hoa, do lượng người dùng tăng cao, tốc độ 4G Viettel vẫn duy trì ở mức 20-30Mbps tải xuống và 5-15Mbps tải lên, hoàn toàn đáp ứng cho livestream với chất lượng HD.
“Thử thách của Viettel là phải thiết kế mạng lưới cho một không gian giới hạn, tập trung quá đông người và phải đảm bảo mỹ quan cho một sự kiện quốc tế” - đại diện Viettel cho biết. Một trong những lợi thế về tài nguyên của Viettel là sở hữu cả 2 băng tần 1800MHz và 2100MHz để triển khai 4G. Cùng với đó là nhiều xe phát sóng lưu động, wifi, trạm phát sóng nhỏ… được bố trí đa dạng ở các địa điểm khác nhau.
“Hay dùng facebook nên ban đầu bác cũng lo đông người sóng kém nhưng không ngờ vẫn livestream suôn sẻ. Thích nhất là có nhiều bạn bè của bác vô xem, có người còn chọc bảo mình siêng quay clip nhưng cơ hội hiếm thế này bỏ lỡ sao được, đăng lên cho bạn bè cùng xem, thi thoảng facebook còn nhắc lại sự kiện này” - bác Thạch vui vẻ chia sẻ.