Ngày 26-4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng thì, trong giai đoạn từ 2018 đến hết quý I năm 2022, các lực lượng bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý hơn 2.800 vụ vi phạm, trong số đó có 147 vụ vi phạm nổi cộm, có tính chất phức tạp gây bức xúc trong dư luận.
Thanh "Hương rừng" cầm đầu vụ phá 1,9 ha rừng ở huyện Bảo Lâm |
UBND tỉnh Lâm Đồng cũng nhận định, trên địa bàn còn xảy ra các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật có tính chất phức tạp, nổi cộm, gây thiệt hại lớn đến rừng nhưng chậm phát hiện, ngăn chặn và xử lý.
Một số vụ án phá rừng nghiêm trọng nhưng chậm điều tra, truy tố khiến dư luận bức xúc. Nhiều vụ án gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên rừng chưa làm rõ vai trò của kẻ chủ mưu, đầu nậu, người cầm đầu. Thậm chí chưa làm rõ vai trò, trách nhiệm của nhân viên bảo vệ rừng trong việc thông đồng, bao che, bảo kê cho hoạt động phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Tỉnh |
Tỉnh Lâm Đồng quyết tâm chặn đứng nạn phá rừng |
Hiện Lâm Đồng có 322 dự án (52.722ha) được giao, cho thuê đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đã thu hồi 208 dự án (30.400ha) vì để xảy ra nhiều sai phạm cũng như chậm triển khai, tạo điều kiện cho người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp
Liên quan đến việc để mất rừng, nhiều đơn vị và cá nhân đã bị xử lý kỷ luật |
Trước đó, PLO đã thông tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Lâm Đồng. Sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng, tỉnh Lâm Đồng cũng đã quyết định xử lý kỷ luật nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan. Đồng thời, điều chuyển, thay thế nhiều hạt trưởng Kiểm lâm ở những địa bàn nóng về nạn phá rừng