Làm sao để cổ phần hóa không gây ra thất thoát đất đai?

(PLO)- Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có giải đáp chung quanh chất vấn đề nghị khi cổ phần hóa xác định cả giá trị “lợi thế thương mại, thương hiệu và giá trị lịch sử”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính sáng 8-6, nhiều ĐB đã đề cập đến vấn đề thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa DNNN làm sao để tránh thất thoát tài sản, từ khâu thẩm định giá đến tính giá trị nhà, đất vào giá trị doanh nghiệp.

Các ĐB đã đề cập đến vấn đề này là Nguyễn Thị Lệ (TP HCM), Nguyễn Thành Công (Ninh Bình), Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang)… Nhiều ĐB trong các lượt chất vấn sau đó cũng chất vấn Bộ trưởng Hồ Đức Phớc về vấn đề này.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay: việc cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sắp xếp nhà đất, phê duyệt phương án sử dụng đất “đúng là nút thắt”.

“CPH chậm cũng là ở khâu này”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định và giải thích: “Khi trình phương án sắp xếp tài sản công ở các DNNN, UBND cấp tỉnh được giao phê duyệt phương án, nhưng hiện phê duyệt chậm. Nên vừa qua mới chỉ 18 DN được phê duyệt, 4 DN cổ phần hóa thành công…”.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: VGP

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: VGP

Theo Bộ trưởng, việc gắn sắp xếp nhà đất vào phương án CPH thì theo quy định của pháp luật, nếu DN nộp tiền sử dụng đất một lần thì giá trị nhà đất đó được tính vào giá trị DN.

Một vấn đề ĐB Nguyễn Minh Sơn nêu đó là khi thực hiện CPH, việc xử lý nhà, đất phải tuân thủ quy trình, thủ tục và tuân thủ phương án sử dụng đất được phê duyệt. Tuy nhiên, Bộ TN&MT cho rằng như thế là trái với luật Đất đai. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói vừa rồi thất thoát đất trong quá trình CPH là có, chẳng hạn như ở vụ SARGI cũng như nhiều vụ khác.

Về mặt “kỹ thuật”, Bộ trưởng giải thích: Khi UBND tỉnh phê duyệt phương án là đất thuê, DN nộp tiền sử dụng đất một lần thì thành đất thuê 50 năm. DN có thể lại xin chuyển mục đích sử dụng đất thì xảy ra thất thoát tài sản nhà nước khi chuyển sang tư nhân.

“Có nhiều chuyên gia có ý kiến về vấn đề này trong nhiều hội thảo. Nếu Quốc hội thấy đúng thì phải sửa lại để thúc đẩy phát triển theo hướng: vì đất đai là sở hữu toàn dân thì khi cổ phần hóa thì phải thực hiện đúng mục đích đã được phê duyệt. Nếu không có nhu cầu sử dụng đúng mục đích thì trả lại cho Nhà nước, Nhà nước trả lại tiền cho doanh nghiệp,

Sau đó, Nhà nước sẽ tổ chức đấu giá. Như vậy sẽ không thất thoát chênh lệch địa tô, thúc đẩy động lực cho nền kinh tế, sau CPH không phải giải tán DN. Nếu chúng ta làm được điều đó thì chắc chắn năng lực nền kinh tế, sức mạnh DN sẽ nâng lên, cũng không khuyến khích DN nhìn vào các khu đất vàng mà CPH”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phân tích.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm