Lo khan hiếm máy bay có thể đẩy giá vé tăng cao

(PLO)- 42 máy bay của Vietjet, Vietnam Airlines phải dừng đề kiểm tra động cơ trong vòng 18 tháng khiến ngành hàng không đối diện với tình trạng thiếu máy bay kéo dài.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo với Bộ GTVT mới đây, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết các hãng bay đang thiếu hụt máy bay.

Theo ông Thắng, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Thứ nhất, do lỗi sản xuất động cơ, Nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (Mỹ), ra lệnh triệu hồi máy bay Airbus A321 NEO. Hiện có 42 máy bay của hai hãng hàng không Vietjet, Vietnam Airlines trong diện triệu hồi.

Tính đến nay, có 22 máy bay của các hãng đã tháo động cơ và kiểm tra sửa chữa. Trong năm nay, 42 máy bay của hai hãng sẽ phải dừng toàn bộ.

Theo kế hoạch nhà sản xuất, động cơ tháo đi, bảo dưỡng, thay thế trung bình mất 18 tháng sau khi tháo khỏi máy bay.

máy bay.jpg
Hiện Bamboo Airway chỉ còn 5 máy bay, Pacific Airlines không còn chiếc máy bay nào.

“Tuy nhiên, theo kế hoạch mới nhất chúng tôi cập nhật, số lượng động cơ phải tháo ra bảo dưỡng rất nhiều. Thời gian bảo dưỡng có kéo dài hết năm 2026, thậm chí sang đến năm 2027”- ông Thắng cho hay.

Thứ hai, các hãng hàng không thua lỗ nặng, phải đàm phán, tái cơ cấu nợ. Các chủ nợ quyết định rút máy bay ra và cho thuê giá cao.

Với cách làm này, hiện tại Pacific Airlines không còn máy bay, trong khi Bamboo Airway cũng chỉ còn năm chiếc.

Lý do cuối cùng được lãnh đạo Cục Hàng không nhắc tới là do nhiều máy bay phải bảo dưỡng định kỳ sau một thời gian hoạt động, đặc biệt là dịp sau Tết Nguyên đán vừa qua.

Cũng theo ông Thắng, cao điểm hè năm nay tải cung ứng cần khoảng 24 - 26 triệu ghế. Với cách vận hành thông thường, số máy bay còn thiếu để phục vụ đợt cao điểm dự kiến thiếu từ 24 - 26 chiếc.

Với khó khăn trên, nhà chức trách hàng không cho biết các hãng bay Vietnam Airlines, Vietjet cam kết tăng số lượng máy bay trong thời gian tới. Tuy nhiên, số lượng máy bay vẫn thiếu.

“Do đó, một số giải pháp sẽ được tính toán thêm đó là tăng thời gian khai thác, giảm thời gian quay đầu. Song song đó, phương án đưa máy bay thân rộng vào khai thác nội địa cũng sẽ được tính toán đến dù rất tốn kém"- Cục trưởng Cục Hàng không cho hay.

Về lo ngại khan hiếm máy bay sẽ đẩy giá máy bay lên cao, ông Thắng cho biết hiện các hãng đều xây dựng sản phẩm và giá vé máy bay phổ thông nội địa trong khung giá quy định. Các mức giá vé máy bay được các hãng hàng không thực hiện kê khai với Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Chẳng hạn, chặng bay Hà Nội - TP.HCM, Vietnam Airlines có 17 mức giá trong đó giá cao nhất là 2,937 triệu đồng; hay của Vietjet là 18 mức giá trong đó giá cao nhất là 2,870 triệu đồng, không vượt quá giá trần là 3,4 triệu đồng.

Những thay đổi trong ngành hàng không

Nằm trong lộ trình tái cơ cấu, Bamboo Airways đã chuyển trụ sở văn phòng làm việc từ tòa nhà The West (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vào trong khuôn viên của sân golf Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, TP.HCM.

Với việc không còn sở hữu máy bay nào, Pacific Airlines cũng vừa linh hoạt chuyển sang làm làm dịch vụ mặt đất cho Bamboo Airways.

Thêm vào đó, Pacific Airlines đang thương thảo để thuê khô ba máy bay của Vietnam Airlines.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm