Ngày 2-7, TAND TP Sóc Trăng tiếp tục xét xử vụ Phó chi cục QLLT Châu Hoài Phương và Kiểm soát viên QLTT Ung Văn Thanh về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, với phần tranh luận.
Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng có vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan ANĐT cấp tỉnh. Cụ thể cơ quan ANĐT ra quyết định khởi tố vụ án ngày 5-6-2017 và quyết định định khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can ngày 9-6-2017.
Trong khi, Nghị quyết 41/2017/QH14 ban hành ngày 20-6-2017 có hiệu lực kể từ ngày 5-7-2017. Cho nên, kể từ ngày khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải vận dụng quy định pháp luật tại thời điểm khởi tố. Luật tổ chức Cơ quan Điều tra hình sự chứ không thể vận dụng Nghị quyết 41.
Các luật sư tranh luận tại tòa
Theo khoản 2 Điều 17 Luật tổ chức Cơ quan Điều tra hình sự số 99/2015/QH13, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan ANĐT cấp tỉnh và Điều 23 Thông tư 28/2014/TT-BCA ngày 7-7-2014 của Bộ Công an thì Cơ quan ANĐT không có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra, thụ lý điều tra đối với vụ án này. Bởi theo luật sư tội danh mà bị cáo đang bị truy tố được quy định tại Điều 281 (BLHS năm 1999) và Điều 356 (BLHS năm 2015).
Từ đó, luật sư kết luận điều tra của Cơ quan ANĐT, Công an tỉnh Sóc Trăng và các chứng cứ buộc tội do Cơ quan ANĐT tiến hành thu thập, điều tra đều không có giá trị pháp lý.
Văn bản của Cơ quan ANĐT
Đại diện VKSND tại tòa
Tại Tòa, luật sư còn công bố Công văn số 13/BC-PA92, do Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó thủ trưởng Cơ quan ANĐT ký ngày 29-12-2016, báo cáo xin ý kiến Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng (Bút lục số 140).
Trong đó, báo cáo cho rằng theo quy định của BLTTHS và Điều 23 của Thông tư 28/2004/TT-BCA thì “không thuộc thẩm quyền xử lí của cơ quan ANĐT”. Tuy nhiên, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng Lê Minh Quang lại có bút phê trên công văn này là “giao PA92 thụ lí điều tra”.
Hiện đại diện VKSND đang đối đáp lại ý kiến tranh luận của luật sư. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến phiên tòa.