Lưu ý việc bồi thường cho người sử dụng chung cư cũ

(PLO)- Một trong những lý do khiến người dân không chịu di dời vì những vướng mắc liên quan đến đơn giá bồi thường.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án chung cư cũ thì Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện cải tạo, xây dựng lại.

Người dân ở chung cư 440 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5, TP.HCM) vừa được di dời đến nơi tạm cư mới nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về phương án bồi thường. Ảnh: NGUYỄN CHÂU

Người dân ở chung cư 440 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5, TP.HCM) vừa được di dời đến nơi tạm cư mới nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về phương án bồi thường.
Ảnh: NGUYỄN CHÂU

Hiện nay, ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM, tình trạng chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp (cấp D) khá nhiều. Đối với những chung cư đã xuống cấp thì TP có kế hoạch vận động người dân di dời để sửa chữa, cải tạo, xây mới.

Tuy nhiên, việc di dời người dân đến nơi tạm cư mới là một vấn đề nan giải. Một trong những lý do khiến người dân không chịu di dời vì những vướng mắc liên quan đến đơn giá bồi thường. Vậy quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân ở chung cư thuộc diện phá dỡ thế nào?

Liên quan vấn đề này, ThS Ngô Gia Hoàng, giảng viên khoa Luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết pháp luật thừa nhận quyền sở hữu chung cư gắn liền với quyền sử dụng đất có thời hạn và sở hữu nhà ổn định lâu dài. Tuy nhiên, tất cả công trình xây dựng đều có niên hạn sử dụng nhất định, tùy thuộc vào cấp, hạng công trình xây dựng.

Do vậy, khi chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá và xây dựng công trình khác.

Việc cải tạo, xây dựng chung cư sẽ do các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu chung cư thực hiện; hoặc Nhà nước sẽ thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư bằng nguồn vốn của Nhà nước nếu chủ sở hữu chung cư không chấp hành việc phá dỡ.

Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án thì Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư. Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư (điểm a khoản 1 Điều 114 Luật Nhà ở).

Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường đối với dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư lúc này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư về nhà ở, công trình xây dựng không thuộc sở hữu nhà nước sẽ thực hiện theo quy định tại các điều 20, 21, 22 và 23 của Nghị định 69/2021 về cải tạo, xây dựng lại chung cư và sau khi phê duyệt phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, gửi cho UBND cấp huyện, cấp xã nơi có chung cư để thông báo cho các chủ sở hữu chung cư biết, thực hiện (khoản 3 Điều 16 Nghị định 69/2021 về cải tạo, xây dựng lại chung cư).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm