Lý do xăng giảm nhưng các hãng vận tải chưa điều chỉnh giá cước?

(PLO)- Đa phần các đơn vị vận tải đều cho rằng họ cần tiếp tục theo dõi diễn biến của xăng dầu trước khi điều chỉnh giá cước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Xăng dầu đã giảm giá cực mạnh về mốc 25.000-26.000 đồng/lít, cũng làm người dân, doanh nghiệp an lòng hơn khi có nhiều biến động thị trường.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp vận tải phải gồng mình bù lỗ, thậm chí cắt giảm chuyến để hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp.

Bước cuối cùng, các đơn vị vận tải buộc phải xin điều chỉnh tăng giá cước sau nhiều phiên tăng giá xăng dầu.

Dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm mạnh, song giá cước vận tải vẫn "nằm im". Ảnh: ĐT.

Dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm mạnh, song giá cước vận tải vẫn "nằm im". Ảnh: ĐT.

Tuy nhiên, sau ngày 21-7, giá xăng dầu đã giảm, song các doanh nghiệp vẫn tiếp tục chờ... xem giá xăng dầu đã ổn định chưa. Từ đó, mới tiếp tục tính toán đến việc điều chỉnh giá cước.

Ông Tuyết Hon, Công ty Vận tải Tuyết Hôn (tuyến cố định TP.HCM - Tiền Giang) cho biết vừa qua giá xăng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp vô cùng "đau đầu". Bởi lẽ không chạy thì mất khách mà nếu tiếp tục chạy thì lỗ nặng. Trung bình mỗi chuyến doanh nghiệp chỉ hoà, trường hợp không may thì có thể lỗ từ 1-2 triệu đồng. Theo đó, phiên điều chỉnh xăng dầu mới đây đã giúp doanh nghiệp dễ thở hơn nhiều.

Cũng theo đơn vị vận tải Tuyết Hôn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi biến động xăng dầu để đưa ra phương án giá vé cho phù hợp.

Về phía hành khách, chị Nguyễn Thu Hà, Đắk Lắk cho biết đã có hai phiên giảm giá xăng dầu, song đến nay các tuyến vận tải vẫn "nằm im" chưa chịu giảm theo giá xăng dầu. Như vậy, dù xăng dầu giảm nhưng áp lực lên kinh tế gia đình vẫn tăng cao.

Trao đổi vớiPLO, đại diện Vinasun cho biết đơn vị vẫn đang tiếp tục theo dõi giá xăng dầu sau đó mới quyết định tới đề xuất điều chỉnh giá cước. Bởi lẽ, mỗi lần điều chỉnh thì hãng cũng đều phải xin phép điều chỉnh giá cước, niêm yết chi phí này trên xe... và cũng gây tốn kém.

Tương tự, ứng dụng Be Group cho biết hiện nay hãng tiếp tục theo dõi biến động giá xăng dầu, sau đó mới có quyết định.

Trao đổi với PLO, Gojek Việt Nam cho biết: “Kể từ thời điểm xăng liên tục tăng giá từ tháng 4 đến nay, Gojek thực hiện điều chỉnh giá duy nhất một lần. Mức giá được điều chỉnh chủ yếu bởi tình hình cung-cầu trên thị trường. Theo đó, chúng tôi liên tục theo dõi những diễn biến của thị trường để đưa ra các điều chỉnh phù hợp, nhằm đảm bảo được thu nhập xứng đáng cho các tài xế và mức giá cuối cùng phù hợp nhất cho người dùng trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều thay đổi.”

Cũng từ nội dung này, PV cũng đã liên lạc với Grab Việt Nam, tuy nhiên đến nay ứng dụng xe công nghệ này vẫn chưa có phản hồi.

Được biết, trong nhiều lần giá xăng dầu tăng cao, các ứng dụng như Be Group, Grab Việt Nam, Gojek, Vinasun, các hãng vận tải đã tăng giá cước để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây có tới 40 đơn vị vận tải đã kê khai tăng giá cước vận chuyển. Một số hãng quyết định cắt giảm số chuyến để cắt lỗ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm