Lý lẽ kêu oan của cựu công an bị kết án lừa

(PLO)- Lê Ngọc Tâm nói kết luận điều tra bổ sung lẫn cáo trạng và bị hại tại tòa không hề có từ ngữ nào nói về việc bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

TAND Cấp cao tại TP.HCM đang thụ lý xem xét đơn kêu oan của bị cáo Lê Ngọc Tâm (sinh năm 1982, cựu cán bộ công an) bị cáo buộc lừa chạy vào trường cảnh sát.

Hồ sơ thể hiện Tâm từng công tác tại Công an quận Tân Bình xuất ngũ năm 2017. Do thường đến Long An mua bán đất nên Tâm quen ông NVN.

Biết ông N có con gái nguyện vọng thi vào trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Tâm nói có nhiều mối quan hệ nên có thể "lo" vào học trường ngành.

Tin tưởng, ông N nhờ Tâm giúp với giá 650 triệu đồng và đưa trước 450 triệu. Tháng 5-2018, Tâm viết giấy biên nhận với nội dung nhận 450 triệu đồng để lo công việc cho ông N, đến tháng 10-2018 sẽ hoàn tất công việc. Nếu công việc không hoàn thành sẽ trả đầy đủ.

Cạnh đó, Tâm nhận "giúp" con trai bà PTH đỗ vào trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân với giá 650 triệu đồng. Bà H thông qua chồng cũ hai lần đưa cho Tâm 460 triệu đồng và cũng được Tâm viết giấy biên nhận với cam kết "sẽ trả lại tiền nếu không hoàn thành công việc”…

Sau thời gian không thấy kết quả, vợ chồng bà H hỏi thì Tâm nói "cháu đã quá tuổi tuyển sinh". Tâm tiếp tục hứa sẽ lo cho vào làm việc tại Công an TP.HCM nhưng muốn có quyết định tuyển dụng nhanh phải mất 1,3 tỉ đồng và đưa trước 800 triệu. Bà H đưa thêm cho Tâm 340 triệu đồng.

Kết thúc thời gian tuyển sinh, ông N thấy con không trúng tuyển. Cả hai nhiều lần liên lạc với Tâm để đòi tiền không được, đến Công an quận Tân Bình tìm hiểu mới biết Tâm đã xuất ngũ, nên làm đơn tố cáo.

Quá trình điều tra, Tâm thừa nhận đã nhận tiền của ông N và bà H hơn 1,25 tỉ đồng nhưng cho rằng đây là giao dịch dân sự. Hai bên thỏa thuận không hoàn thành công việc sẽ trả lại tiền và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xử sơ thẩm hồi tháng 6, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Tâm 13 năm tù.

Kêu oan, Tâm viết trong đơn cho rằng hai bị hại ban đầu nói đưa tiền “chạy trường” nhưng quá trình điều tra bổ sung, họ thay đổi lời khai. Họ nói là tiền chi phí xăng xe, đi lại làm thủ tục.

“Sau khi điều tra bổ sung, cáo trạng đã thay đổi theo kết quả điều tra bổ sung theo hướng có lợi cho bị cáo, xác định khoản tiền đưa cho tôi là tiền xăng xe chi phí đưa lại.

HĐXX và kiểm sát viên hỏi nhiều lần thì các bị hại vẫn giữ nguyên như vậy, không hề có từ ngữ nào nói về việc bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng khi tuyên án, HĐXX bất ngờ cho rằng không chấp nhận lời khai của người bị hại sau khi điều tra bổ sung và bác tất cả lời bào chữa của luật sư" - đơn kháng cáo nêu.

Cũng cựu công an nói không yêu cầu cha trả tiền cho bị hại. Nếu bị cáo phạm tội lừa đảo thì lời khai ban đầu của các bị hại mới là đúng bản chất. Điều này có nghĩa hành vi của họ và những người liên quan có dấu hiệu đưa và môi giới hối lộ nhưng lại không bị xử lý là cơ quan tố tụng đã "bỏ lọt tội phạm”.

Số tiền cha bị cáo trả lại cho các bị hại hiện chưa được xử lý theo nguyên tắc vật chứng trong vụ án đưa hối lộ - tức phải sung công quỹ.

Trong phiên phúc thẩm mới mở do vắng mặt hai bị hại nên HĐXX phải hoãn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm