Mỹ có hụt hơi trước Trung Quốc về sản xuất đất hiếm?

(PLO)- Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về sản xuất đất hiếm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Thực tế, Trung Quốc có trữ lượng lớn đất hiếm nhưng các quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc và Nhật Bản cũng có trữ lượng lớn không kém.

Giữa Mỹ và Trung Quốc có hai quan điểm khác nhau trong quá trình khai thác và sản xuất đất hiếm. Mỹ cho rằng khai thác và tinh chế đất hiếm là một công việc khó khăn nên cứ mua đất hiếm từ Trung Quốc sẽ rẻ và thuận tiện hơn.

đất hiếm 1.jpg
Trung Quốc đứng đầu thế giới về phát triển công nghệ khai thác và sản xuất đất hiếm.

Trong khi đó, trong hàng chục năm qua, Trung Quốc không chỉ khai thác mà còn xây dựng các trung tâm và nghiên cứu phát triển với mục tiêu tạo ra công nghệ tốt nhất trong lĩnh vực này. Trung Quốc có 39 trường đại học về chế biến khoáng sản và luyện kim cùng hàng ngàn sinh viên có trình độ đại học và sau đại học.

Ngược lại, ngành khai thác đất hiếm của Mỹ không nhận được nhiều ngân sách cũng như nguồn nhân lực của Mỹ trong lĩnh vực này đã giảm đáng kể. Hiện Mỹ có rất ít chương trình đại học liên quan đến khai thác mỏ và khoáng sản.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, năm 2021, sản lượng sản xuất đất hiếm toàn cầu đạt khoảng 280.000 tấn, cao hơn gấp đôi năm 2016 và gấp năm lần sản lượng được sản xuất cách đây 30 năm.

Từ năm 1994 đến năm 2008, Trung Quốc đã tăng thị phần sản xuất sản lượng đất hiếm toàn cầu từ 47% lên 97%.

Tổng hợp

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm