Ông Ma Qiang, một cố vấn chính trị cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy, đã đặt câu hỏi chất vấn lên Bộ Ngoại giao Na Uy vào ngày 3-2 về các quyết định của sở cảnh sát Na Uy gửi trả sinh viên Trung Quốc đang theo học luận tiến sĩ Đại học Agder về nước.
Sau chuyến thăm tới Bộ Ngoại giao Na Uy, ông Ma kể lại với hãng tin Tân Hoa Xã rằng ông đã yêu cầu chính phủ Na Uy đề xuất các biện pháp thiết thực cho việc bảo vệ tự do học thuật và các quyền cũng như lợi ích của các học giả Trung Quốc để tránh trường hợp sai lầm tương tự trong tương lai.
Toàn cảnh ngôi trường Đại học Agder, Na Uy (Nguồn: Want China Times)
Ông Ma nói thêm, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc ở Na Uy đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về vấn đề và cho rằng hành động của cảnh sát Na Uy chống lại các nghiên cứu sinh Trung Quốc trong quá trình thực hiện một dự án năng lượng gió tại các trường đại học kéo dài hai năm, là hoàn toàn vô căn cứ và không hợp lý.
Ông khẳng định: "Đó là một hành vi vi phạm về quyền của học giả, làm cho danh tiếng và hình ảnh của Na Uy trong thế giới học thuật quốc tế bị lung lay và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Na Uy".
Ban hiệu trưởng trường Đại học Agder cũng cho rằng sở cảnh sát đã không dựa trên bất cứ căn cứ nào để trục xuất sinh viên Trung Quốc. Người giám sát học tập của sinh viên đã rất ngạc nhiên khi cảnh sát đưa ra quyết định như vậy.
Đài truyền hình Na Uy NRK cho biết chính quyền Na Uy làm vậy do lo ngại có khả năng người sinh viên sử dụng "chuyên môn của mình vào mục đích quân sự chống lại chính phủ."
Song, cả vị giáo sư lẫn sinh viên Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc nói trên.
(PLO)- Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…; nghiên cứu, tham mưu về mô hình bỏ toà án, viện kiểm sát cấp huyện.
(PLO)- Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ động sửa đổi Hướng dẫn 05/2022 của cơ quan này theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên...
(PLO)- Từ việc cải tổ nền kinh tế đến xây dựng năng lực chính trị, chuyên gia nhận định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng quan trọng trong việc định hình một Syria mới.
(PLO)- Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky "đấu khẩu" sau khi hai phái đoàn Mỹ-Nga kết thúc vòng đàm phán đầu tiên tại Saudi Arabia nhằm bàn cách chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
(PLO)- Nhà Trắng làm rõ thêm vai trò của tỉ phú Elon Musk trong chính quyền của Tổng thống Trump trong bối cảnh loạt vụ kiện nhắm vào Bộ Hiệu suất Chính phủ.
(PLO)- Từ việc hết lời ca ngợi Tổng thống Mỹ Donald Trump, giờ đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ thái độ khi bị chính quyền ông Trump gạt khỏi các cuộc đàm phán với Nga về chấm dứt chiến sự.
(PLO)- Chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục leo thang; Giao tranh ác liệt nhiều nơi; Ông Zelensky huỷ công du Saudi Arabia; Nga tuyên bố loại trừ vai trò của EU trong hòa đàm Ukraine.
(PLO)- Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, song lưu ý thế giới cũng cần quan tâm các điểm nóng khác.
(PLO)- Tại cuộc đàm phán Mỹ-Nga ở Saudi Arabia, các bên thảo luận về việc xây dựng lại quan hệ song phương, chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump-Putin, cũng như triển vọng giải quyết xung đột ở Ukraine.
(PLO)- Sự chú ý đang đổ dồn về cuộc đàm phán về Ukraine do Mỹ và Nga tổ chức ở Saudi Arabia, mục tiêu và lập trường của Washington và Moscow tại cuộc đàm phán này là gì?
(PLO)- Tiếng súng tạm ngưng nhưng người dân Gaza phải đối mặt một thực tế cay đắng và đau đớn, là tìm kiếm thi thể của người thân trong những đống đổ nát do xung đột gây ra.
(PLO)- Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đàm phán hòa bình Nga - Ukraine sẽ bắt đầu “ngay lập tức”, vậy ưu tiên và tầm nhìn của ông Trump cuộc đàm phán này là gì?
(PLO)- Đàm phán Mỹ-Nga sắp bắt đầu tại Saudi Arabia với mục tiêu khôi phục quan hệ Washington-Moscow và tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine.
(PLO)- Trong khi Anh ủng hộ phương án triển khai lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine nếu có thoả thuận ngừng bắn thì ý tưởng này gặp phản đối từ Đức, Ba Lan và một số nước khác.