Năm 2017, Mỹ và TQ có đưa kinh tế châu Á đi lên?

Mối quan hệ giữa hai nước sẽ xác định liệu châu Á có giữ vững sức ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Các dự báo kinh tế gần đây của các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều cho thấy châu Á sẽ có một năm 2017 xán lạn với GDP tăng từ 5,3% đến 5,7%. Tuy nhiên, châu Á cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế, gồm sự suy thoái của Trung Quốc, chính sách thương mại của ông Donald Trump và hiệu ứng từ Brexit.

Trung Quốc: Năm 2017, Trung Quốc sẽ giữ nguyên tham vọng là nền kinh tế lớn nhất khu vực. Báo cáo của cả OECD và ADB đều cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2017. Theo National Interest, việc tập trung tăng cường ổn định nền kinh tế ngắn hạn là tín hiệu tốt đối với sự tăng trưởng kinh tế của cả Trung Quốc lẫn châu Á. mức nợ công hơn 250% GDP và rủi ro chiến tranh thương mại Mỹ, Trung có thể phá hủy tham vọng tăng trưởng kinh tế của nước này và khu vực.

Năm 2017, Mỹ và Trung Quốc được cho là hai nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế châu Á.  Ảnh: TÂN HOA XÃ

Nhật Bản: Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đang có mối quan hệ khá thân thiết với ông Trump. Các tín hiệu từ ông Trump giúp chứng khoán Nhật Bản tăng vọt, lợi nhuận xuất khẩu và mức lương lao động cũng tăng theo. Các chuyên gia dự báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP hơn 1%. việc ông Trump muốn tăng thuế với sản phẩm Trung Quốc và các căng thẳng an ninh trong khu vực có thể khiến cho các chính sách kinh tế của ông Abe bị suy yếu.

Ấn Độ: Năm 2016, chính phủ Ấn Độ đưa ra quyết định gây sốc khi hủy hai loại tiền giấy chiếm 86% tỉ lệ tiền mặt lưu thông ở nước này. Tuy nhiên, quyết định này về lâu dài được cho là sẽ mang đến lợi ích cho các ngân hàng của quốc gia, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. ADB dự báo Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 7,8%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới.

ASEAN: Các nhà dự báo tỏ ra lạc quan về khu vực Đông Nam Á. Tầng lớp trung lưu tăng nhanh giúp tốc độ tăng trưởng GDP ở khu vực đạt 4,5% năm 2016 và dự kiến sẽ đạt mức tương tự trong năm 2017. Dù vậy, khối ASEAN cũng đang có thể bị tác động bởi mức tăng lãi suất USD, vấn đề Brexit của Anh và liệu Trung Quốc có thoát khỏi suy thoái hay không.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm