Nắm bắt 'gu' văn hóa, ẩm thực để hút khách du lịch Hồi giáo đến Việt Nam

(PLO)- Để khai thác dòng khách du lịch Hồi giáo, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần nghiêm túc nâng cấp cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn Halal. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Du lịch Hồi giáo được xác định là thị trường tiềm năng, nằm trong nhóm thị trường có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày. Tuy nhiên, thị trường năng này lại chưa thực sự được chú trọng.

Tiềm năng nhưng chưa được chú trọng

Thị trường khách du lịch Hồi giáo có tiềm năng khai phá, đặc biệt khi xu hướng này đang chuyển sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

TP.HCM và các địa phương khác có đền thờ Ấn Độ tạo điều kiện du khách chiêm bái, nhiều nhà hàng phục vụ du khách ăn uống theo chuẩn Halal (tiêu chuẩn riêng của người Hồi giáo) nhưng chưa đáng kể.

Hiện nay chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất có phòng cầu nguyện và khu ẩm thực Halal cho người Hồi giáo, hoàn thành vào tháng 12-2022. Nơi này không dành cho lượng lớn khách du lịch mà chỉ dành cho khoảng 70 khách VIP hạng thương gia là tín đồ Hồi giáo.

Một số doanh nghiệp du lịch thắc mắc về chương trình xúc tiến và chuẩn bị cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch dành cho dòng khách này. Ông Trần Văn Tân Cương, Giám đốc Công ty Halal Việt Nam chia sẻ, ngành du lịch TP.HCM đã có chính sách khuyến khích và sản phẩm chuyên biệt nào cho nhóm khách Hồi giáo để đón đầu xu hướng dòng khách này đang tăng cao ở các nước.

Đáng chú ý, Thái Lan đặt mục tiêu đến năm 2027 đón 80 triệu khách quốc tế, trong đó 1/3 là khách Hồi giáo. Tại Việt Nam lượng khách lớn từ Ấn Độ, ưa thích các TP lớn như TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt…

Bà Phạm Phương Anh, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Việt nhìn nhận, tiềm năng của thị trường khách du lịch Hala. Tại hội chợ du lịch quốc tế, công ty đẩy mạnh tiếp xúc với đối tác lữ hành quốc tế, giới thiệu tuyến điểm, qua đó xây dựng dòng sản phẩm riêng của khách Hồi giáo lấy ba điểm TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội là điểm đến đặc trưng.

Giới siêu giàu Ấn Độ sẵn sàng chi hàng tỉ đồng để tổ chức đám cưới tại điểm đến ở Việt Nam. Điển hình như đầu năm 2023, cặp đôi tỉ phú Ấn Độ là cô dâu Tuisha và chú rể Gaurav tổ chức đám cưới tại một resort ven biển Đà Nẵng với đoàn khách gần 500 người từ Ấn Độ sang.

Một công ty lữ hành đưa ra những khó khăn khi đón thị trường trên, thứ nhất, họ yêu cầu riêng về thực đơn món Ấn Độ, đồ ăn thuần chay, giờ ăn thường rất muộn và hay đi trễ. Tiếp đến là ngôn ngữ, nhiều khách hàng không giao tiếp bằng tiếng Anh cũng là trở ngại lớn với người làm dịch vụ trong lĩnh vực du lịch.

Để khai thác tốt dòng khách Ấn Độ không dễ, theo ông Phan Đình Thảo, Tổng Giám đốc Công ty HTS International, khách Ấn Độ thường hay trả giá, so sánh tỉ mỉ mức giá rồi mới đưa ra quyết định. Nhiều doanh nghiệp nếu không thích nghi được thị trường này dễ nản.

Ông Thảo cho rằng, khách thường muốn có nhà hàng Ấn Độ trong chương trình. Tuy nhiên, không phải địa phương nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được điều này. Để hình thành được văn hóa ẩm thực của thực khách, nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam cần thời gian.

Khách du lịch Hồi giáo (Ấn Độ) đến TP.HCM vào tháng 7-2023. Ảnh: TT.
Khách du lịch Hồi giáo (Ấn Độ) đến TP.HCM vào tháng 7-2023. Ảnh: TT.

Chính sách trợ giá dành cho khách Hồi giáo

Việt Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, điểm đến du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách Ấn Độ. Tuy vậy, để đón được dòng khách này, ngành du lịch cần đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt về văn hóa, thói quen chi tiêu, khẩu vị ăn uống và tín ngưỡng…

6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,8 triệu, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách đến từ Ấn Độ nằm trong top 10 thị trường khách quốc tế đến Việt Nam.

TP.HCM được đánh giá là một trong những điểm đến có nhiều lợi thế đón khách Ấn Độ, đặc biệt là khách MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) .

Theo Sở Du lịch TP.HCM, TP chưa có chương trình đón khách theo từng tôn giáo riêng lẻ. Ngành du lịch đã xác định các thị trường mục tiêu gồm: Âu - Mỹ, Úc, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Á và Ấn Độ. Trong đó, khách Ấn Độ là một phần không nhỏ của người Hồi giáo, nằm trong top tám thị trường khách quốc tế đến TP.HCM năm 2022-2023.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, TP.HCM sẽ khuyến khích các nhà hàng, khách sạn, đơn vị dịch vụ cần hướng đến các bếp ăn Halal để phục vụ cho nguồn khách này.

Theo bà Hiếu, TP xây dựng các chương trình thu hút nguồn khách ở các thị trường mục tiêu, trong đó tập trung các sản phẩm MICE, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng và các chương trình liên quan đến du lịch y tế. Đồng thời, ngành du lịch đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch thu hút các nguồn khách ở các thị trường này đến TP.HCM.

Nhằm tăng sức hấp dẫn đối với thị trường tỉ dân này, bà Trần Phương Linh, Giám đốc Tiếp thị - Công nghệ Thông tin BenThanh Tourist, góp ý: Ngành Du lịch phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên giỏi ngôn ngữ và am hiểu văn hoá Ấn Độ, phát triển các chuỗi nhà hàng phục vụ ẩm thực Ấn Độ. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý hỗ trợ các chính sách trợ giá thiết thực dành cho du khách Ấn Độ như giảm giá dịch vụ khách sạn, vé tham quan.

Theo các chuyên gia, ngành du lịch cần sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài vào cơ sở hạ tầng với các nhà hàng ẩm thực Ấn Độ, ẩm thực đạt chuẩn Halal, đặc biệt phải có nơi để khách Hồi giáo cầu nguyện năm lần/ngày.

Đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định phát triển các thị trường mới, có tiềm năng, trong đó có thị trường Trung Đông, Ấn Độ…

Ngành Du lịch Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá hướng tới thị trường Hồi giáo, cụ thể như tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip từ các nước Hồi giáo sang tham quan, khảo sát, quảng bá cho sản phẩm du lịch; giao lưu doanh nghiệp du lịch hai nước.

Ngoài ra, Việt Nam tổ chức các đoàn khảo sát gồm doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch của Việt Nam đến các quốc gia Hồi giáo tìm hiểu về văn hóa, đất nước con người và kết nối doanh nghiệp du lịch hai nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm