Nâng công suất khai thác cát phục vụ các dự án trọng điểm ĐBSCL

(PLO)-  Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị An Giang nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng ĐBSCL
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 2-6, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận 2 cho biết, nhu cầu cát cho công tác thi công nền đường của dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên là 1,41 triệu m3.

Được sự hỗ trợ của An Giang, các nhà thầu của đã tiếp cận 3 nguồn cát với trữ lượng 0,66 triệu m3. Tuy nhiên tiến độ cấp của các mỏ rất chậm, công suất tổng chỉ được khoảng 4000-6000m3/ngày trong khi yêu cầu tiến độ dự án khoảng 10.000m3/ngày. Do đó, ông Thi kiến nghị An Giang tiếp tục hỗ trợ 0,75 triệu m3 còn thiếu.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm làm việc cùng UBND tỉnh An Giang về việc hỗ trợ vật liệu cát phục vụ thi công một số dự án tại khu vực ĐBSCL.

Đối với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, An Giang hiện đã hỗ trợ đến công trường 530.000m3/800.000m3. Ông Thi cho biết tiến độ thi công dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ hiện đang rất cấp bách, đòi hỏi phải đắp xong toàn bộ cát nền đường và gia tải trong tháng 6-2022. Vì vậy Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị UBND tỉnh An Giang có ý kiến với các đơn vị khai thác sớm thực hiện thủ tục cấp cát cho dự án, bảo đảm tổng công suất của 3 mỏ từ 7.000-10.000m3/ngày.

Đồng thời ông Thi đề nghị An Giang hỗ trợ hơn 10 triệu m3 cát cho dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và tỉnh cần tăng công suất khai thác lên 150%, sớm đưa vào các mỏ khai thác cát mỏ đã quy hoạch, trong đó có mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm để đảm bảo đủ cát bố trí cho các dự án.

Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang khẳng định từ nay đến những tháng đầu năm 2023, sẽ cung cấp cát cho dự án tuyến tránh và cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ như đã cam kết.

Tuy nhiên ông Trí cho biết hiện 1 số mỏ trên địa bàn đã hết trữ lượng khai thác, việc tăng công suất là khó.

Theo ông Trí, tỉnh không còn khả năng cân đối như đề xuất của Ban Quản lý Dự án Mỹ thuận được, chỉ có thể tăng công suất cung cấp 1,100 triệu m3. Còn 2 mỏ cát núi Xuân Tô và Núi Cấm với trữ lượng 10 triệu khối. Khi đề xuất thì tỉnh từ chối bởi công tác GPMB rất là gian nan, việc khai thác này sẽ phá hư hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu tại đây, chi phí để sửa chữa là rất lớn. Bên cạnh đó tỉnh còn phải cung cấp cát cho các dự án trên địa bàn với trữ lượng khoảng 10,500m3

Thứ trưởng Lâm cho biết theo kế hoạch trong năm 2023, Bộ GTVT sẽ khởi công 12 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam, trong đó có dự án thành phần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, nhu cầu vật liệu cho dự án là rất lớn khoảng 18 triệu m3.

Ngoài ra, dự kiến ngày 6-6, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 3 dự án cao tốc trục ngang trong đó có dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với chiều dài 188km, nhu cầu cát cho các dự án này là rất lớn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh An Giang cũng đang triển khai dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, Chính Phủ, Bộ GTVT cũng như địa phương đều mong muốn tuyến này sẽ hoàn thành vào tháng 8-2023.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, Bộ cũng đã tính toán về các nguồn vật liệu khác; đồng thời nghiên cứu các mỏ cát của các địa phương và tính toán ảnh hưởng khi tăng công suất khai thác.

Từ đó Thứ trưởng cũng đề nghị địa phương nâng công suất khai thác các mỏ cát lên 50% để hỗ trợ, cung cấp nguồn vật liệu này cho các dự án trọng điểm của vùng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, nguồn cát của địa phương chủ yếu từ các mỏ và từ việc chỉnh trị, nạo vét luồng. Địa phương sẵn sàng hỗ trợ cát cho các dự án của vùng theo khả năng của mình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm