Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 161 chiếc xe dưới chín chỗ nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần từ ngày 25 đến 31-5, có tới 65 chiếc nguồn gốc từ TQ.
Thời gian vừa qua, các đơn vị phân phối xe TQ đã tung ra những chương trình giới thiệu sản phẩm khá rầm rộ. Với tham vọng muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ cho ngành công nghiệp ô tô của TQ, các thương hiệu ô tô nội địa lớn nhất nước này như BAIC, Zotye, Đông Phong (DFM)… tiếp tục mang đến nhiều mẫu xe thiết kế đẹp mắt và giá rẻ hơn các mẫu ô tô khác cùng phân khúc.
Ô tô Trung Quốc vào Việt Nam những tháng đầu năm 2018 tăng mạnh.
Giá những mẫu xe TQ trên dưới 500 triệu đồng. Nếu so sánh giá với các mẫu xe cùng phân khúc thương hiệu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay sản xuất, lắp ráp trong nước thì rẻ hơn 40%-50%.
Tuy nhiên, ô tô "made in China" vẫn khó có thể đứng vững tại thị trường Việt Nam vì không có thương hiệu, người tiêu dùng còn e ngại về chất lượng.
Giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, nhiều tiện ích theo kèm nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn e ngại với ô tô Trung Quốc.
Toàn bộ số xe dưới chín chỗ đạt giá trị khai báo hải quan 3,24 triệu USD, chiếm hơn 54% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tuần. Toàn bộ số xe này gần như được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở cửa khẩu khu vực cảng TP Hải Phòng, TP.HCM. Ngoài lô xe từ TQ, các xe còn lại có nguồn gốc từ thị trường Mexico, Đức, Nhật…
Ở phân khúc xe chuyên dụng, tuần qua cả nước đã nhập khẩu 139 chiếc, với trị giá khai báo là 5,37 triệu USD. Trong đó, xe xuất xứ từ Nhật Bản có 79 chiếc (chiếm 57%), từ Hàn Quốc có 39 chiếc, từ TQ có 18 chiếc, từ Belarus có 10 chiếc…
Trong khi đó, với giá trị lên tới 40.75 triệu USD, linh kiện và phụ tùng ô tô được nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản (10,9 triệu USD), Thái Lan (hơn 9 triệu USD), TQ (6,2 triệu USD), Hàn Quốc (3,8 triệu USD), Đức (3,8 triệu USD)…