Báo cáo mới nhất của công nghiên cứu thị trường Nielsen về tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam cho thấy quý II tăng trưởng FMCG toàn quốc đạt 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Giảm hơn so với quý I (8,8%).
Ở sáu ngành hàng lớn như nước uống (bia, thực phẩm, sữa..) sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân...đều đạt mức tăng trưởng. Cụ thể ngành thực phẩm, ngành hàng sữa các sản phẩm từ sữa đạt mức tăng trưởng 8,1 %, ngành hàng đồ uống tăng trưởng âm 5,4%, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng trưởng âm 5%, thuốc lá âm 4,7%.
Tuy nhiên, dù tăng trưởng thấp nhưng ngành hàng đồ uống vẫn là ngành hàng có mức đóng góp cao nhất trong tổng doanh số FMCG trong quý này, ở mức 42%.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám Đốc, Trưởng bộ phận dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam cho biết, sự sụt giảm này được cho là do nhu cầu tiêu dùng đã giảm sau cao điểm tết. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần phải theo dõi sát sao trong khoảng thời gian còn lại của năm 2017, vì thị trường Việt Nam liên tục có những biến động khó lường trước.
Theo ông Dũng, các nhà sản xuất nên tìm kiếm cũng như đầu tư vào các thị trường mới để có thể chủ động kiểm soát được sự biến động về mức tăng trưởng. Từ đó thúc đẩy phát triển bền vững hơn cho doanh nghiệp.
Người tiêu dùng tham quan hàng Việt tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao Tiền Giang
Ngoài ra, báo cáo cho thấy khu vực nông thôn tiếp tục là vùng đất tiềm năng cho nhiều nhà sản xuất. Trong quý II, khu vực nông thôn đạt mức tăng trưởng mạnh lên đến 6,5%, sự tăng trưởng này đã đóng góp 57,5% vào tổng doanh số bán của ngành hàng FMCG.
Người tiêu dùng nông thôn chủ động tìm kiếm và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có chất lượng cao. Do đó, đây là lúc tốt nhất để các doanh nghiệp tận dụng các lợi thế của khu vực nông thôn để mở rộng kinh doanh, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội tăng trưởng đến từ thị trường đầy tiềm năng này.