Việc nhân giống thành công cây thủy tùng cũng đã được chứng nhận thông qua đề tài luận án tiến sĩ "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống làm cơ sở bảo tồn loài thủy tùng" của tiến sĩ Trần Vinh do hội đồng khoa học Trường ĐH Lâm nghiệp xét duyệt.
TS Trần Vinh trong vườn cây thủy tùng được nhân giống bằng phương pháp ghép chồi - Ảnh: B.D
Thủy tùng là loài cây đặc hữu từ trước đến nay chỉ ghi nhận sống ngoài môi trường tự nhiên, đặc tính di truyền rất ít nên hầu như chưa ghi nhận có cây con từ nhiều năm nay. Đã có nhiều tổ chức, cá nhân tìm cách nhân giống loài cây này nhưng chưa thành công. Năm 2007 ông Vinh đã bắt tay vào việc nhân giống bằng ba phương pháp là nuôi cấy mô, giâm hom và ghép chồi. Tuy nhiên khi thực hiện việc nuôi cấy mô và giâm hom, cây thủy tùng chỉ phát triển ở giai đoạn đầu, sau đó chết yểu.
Riêng đối với phương pháp ghép chồi, ông Vinh cho biết đã thử nghiệm ghép trên một số loài cây có họ gần với thủy tùng nhưng chỉ khi thực hiện trên cây bụt mọc (tên khoa học là Taxodium distichum - loài cây có họ hàng gần với thủy tùng) thì mầm cây thủy tùng mới thích nghi và phát triển ổn định.
"Tôi phải lấy hạt cây bụt mọc từ Mỹ về rồi ươm lên thành cây nhỏ, đến thời điểm thích hợp lấy chồi cây thủy tùng khỏe mạnh ghép vào thân cây bụt mọc, thực hiện đúng kỹ thuật thì chỉ cần một thời gian là cây phát triển rất nhanh".
Qua trồng thử trên nương rẫy gần một năm, ông Vinh cho biết cây thủy tùng ghép chồi đạt tỉ lệ sống khi đem trồng trên đất đạt 100%, cao khoảng 1,5m, đường kính 3 - 4cm. Hiện nay ông đã ươm được 1.500 cây. Theo ông Vinh, việc nhân giống thành công cây thủy tùng là một sự kiện rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn loài cây cực kỳ quý hiếm này. Hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cũng đã làm việc và đặt vấn đề với ông để đưa thủy tùng ra môi trường tự nhiên.
Ông Lê Ngọc Báu - viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên - cho biết viện đang lấy giống cây từ tiến sĩ Trần Vinh để tiếp tục nhân giống và nghiên cứu thêm.
Còn PGS.TS Bảo Huy, khoa nông lâm nghiệp Trường ĐH Tây nguyên, cho biết nhân giống thành công cây thủy tùng là một kết quả quan trọng trong việc bảo tồn loài cây này, nhưng cần phải theo dõi thêm mới có thể kết luận được bởi cây thủy tùng không giống như các loài cây khác.
"Sau khi hoàn thành Khu bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng tại hồ Ea Răl (Ea H’Leo) chúng tôi sẽ khuyến nghị đưa giống cây thủy tùng từ vườn ươm của tiến sĩ Trần Vinh ra trồng, nếu cây sinh trưởng và thích nghi tốt thì sẽ là một kết quả rất đáng mừng" - ông Huy nói.
Riêng đối với phương pháp ghép chồi, ông Vinh cho biết đã thử nghiệm ghép trên một số loài cây có họ gần với thủy tùng nhưng chỉ khi thực hiện trên cây bụt mọc (tên khoa học là Taxodium distichum - loài cây có họ hàng gần với thủy tùng) thì mầm cây thủy tùng mới thích nghi và phát triển ổn định.
"Tôi phải lấy hạt cây bụt mọc từ Mỹ về rồi ươm lên thành cây nhỏ, đến thời điểm thích hợp lấy chồi cây thủy tùng khỏe mạnh ghép vào thân cây bụt mọc, thực hiện đúng kỹ thuật thì chỉ cần một thời gian là cây phát triển rất nhanh".
Qua trồng thử trên nương rẫy gần một năm, ông Vinh cho biết cây thủy tùng ghép chồi đạt tỉ lệ sống khi đem trồng trên đất đạt 100%, cao khoảng 1,5m, đường kính 3 - 4cm. Hiện nay ông đã ươm được 1.500 cây. Theo ông Vinh, việc nhân giống thành công cây thủy tùng là một sự kiện rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn loài cây cực kỳ quý hiếm này. Hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cũng đã làm việc và đặt vấn đề với ông để đưa thủy tùng ra môi trường tự nhiên.
Ông Lê Ngọc Báu - viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên - cho biết viện đang lấy giống cây từ tiến sĩ Trần Vinh để tiếp tục nhân giống và nghiên cứu thêm.
Còn PGS.TS Bảo Huy, khoa nông lâm nghiệp Trường ĐH Tây nguyên, cho biết nhân giống thành công cây thủy tùng là một kết quả quan trọng trong việc bảo tồn loài cây này, nhưng cần phải theo dõi thêm mới có thể kết luận được bởi cây thủy tùng không giống như các loài cây khác.
"Sau khi hoàn thành Khu bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng tại hồ Ea Răl (Ea H’Leo) chúng tôi sẽ khuyến nghị đưa giống cây thủy tùng từ vườn ươm của tiến sĩ Trần Vinh ra trồng, nếu cây sinh trưởng và thích nghi tốt thì sẽ là một kết quả rất đáng mừng" - ông Huy nói.
Chỉ còn 257 cây thủy tùng Thủy tùng (tên khoa học là Glyptostrobus pensilis) là loài đặc hữu được xếp vào diện bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có ba khu vực còn ghi nhận loài cây này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam, trong đó Việt Nam là nước có số lượng thủy tùng còn sót lại nhiều nhất với 257 cây phân bố ở ba địa điểm: hồ Ea Răl, rừng đặc dụng Trấp Ksơr và thị xã Buôn Hồ (đều ở tỉnh Đắk Lắk). |
Theo Thái Bá Dũng (Tuổi Trẻ)