Nhân vật Fair Play trong lòng người hâm mộ

1. Diego Maradona

“Cậu bé vàng” từng sụp đổ bởi chất kích thích, từng rời sân bằng chiếc thẻ đỏ và từng bị lên án với nhiều tật xấu, tiểu xảo…, nhưng khi ông nằm xuống thì chính FIFA cũng phải thừa nhận rằng “Cậu bé vàng” đã để lại cho bóng đá thế giới cả một di sản lớn. Không chỉ đất nước Argentina tiếc thương mà cả thế giới cũng nghiêng mình trước tài năng xuất chúng của ông.

2. Paolo Rossi

Vua phá lưới, cầu thủ xuất sắc World Cup 1982, Quả bóng vàng 1982. Ông ra đi chỉ vài tuần sau Maradona nhưng đã khiến thế giới bóng đá nhớ lại những khoảnh khắc huy hoàng tại một kỳ World Cup kỳ lạ. Đội bóng qua khe cửa hẹp vào vòng trong lại trở thành nhà vô địch thế giới. Đó cũng là hình ảnh của chính ông khi được đặc cách sau bản án mua bán độ trong bóng đá đã trở thành thần tượng của nước Ý và nhiều người trên thế giới.

3. Đỗ Thới Vinh

Người mang thông điệp của bóng đá Việt Nam lan tỏa ra cả châu Á trong những năm 1960 khi là tiền vệ không thể thiếu của đội tuyển miền Nam Việt Nam và cả đội tuyển châu Á. Ông rất nhỏ con nhưng có lối chơi mềm mại rất nghệ sĩ đến độ chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Á từng gửi thư riêng mời ông cố gắng tham gia đội tuyển châu Á. Khán giả Malaysia rất yêu quý ông và xem ông là thần tượng. đặc biệt khi bị trung vệ của Malaysia đá xấu bò lăn ở dưới sân ông vẫn bật dậy tươi cười và bắt tay đối thủ với lời khuyên: “Hãy chú ý đến quả bóng, đừng đá người nữa nhé!”..

4. Park Hang-seo

Người làm thay đổi bóng đá Việt Nam trong khoảng thời gian cực ngắn từ khi ông đặt chân đến mảnh đất hình chữ S. Ông là người truyền lửa cho các tuyển thủ và giúp người hâm mộ Việt Nam lấy lại niềm tin khi nhìn vào tập thể đội tuyển đoàn kết, gắn bó và yêu thương nhau như một gia đình. Thế giới bắt đầu chú ý đến bóng đá Việt Nam nhiều hơn từ khi ông dẫn dắt các đội tuyển chinh chiến ở nhiều đấu trường.

5. Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn)

Cầu thủ của Thể Công trong những năm 1970 nổi tiếng với đôi chân vòng kiềng nhưng có lối đi bóng thần sầu và lì lợm. Trận đấu để đời của Ba Đẻn là chiến thắng 4-1 của Thể Công (CLB Quân đội Việt Nam) trước Bát Nhất (CLB Quân đội Trung Quốc) 4-1 ngày 24-8-1974. Đó là bàn thắng ở phút 12 khi hai đội đang hòa 1-1 thì Thái Nguyên Bền xuống sâu ở biên, lật bóng sệt căng ngang rừng áo trắng hậu vệ Bát Nhất. Bất ngờ một chiếc áo đỏ nhỏ thó lao nhanh từ ngoài vùng cấm vào, bay ngang sát mặt đất đánh đầu nâng tỉ số 2-1. Bàn thắng mở ra chiến thắng 4-1 khiến 100.000 khán giả sân Công Nhân, Bắc Kinh chết lặng trong khi Ba Đẻn thì nằm cuộn trong lưới mặt đầy vôi và máu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Trekking đi tìm món quà vô giá từ rừng

Trekking đi tìm món quà vô giá từ rừng

(PLO)- Trải nghiệm những chuyến xuyên rừng ngoạn mục, chinh phục những con dốc “ná thở” và tận hưởng hết hương vị của rừng, cảm giác đó chỉ có trekking mới mang lại được.
Khi dân Sài Gòn khoái ăn… sang

Khi dân Sài Gòn khoái ăn… sang

(PLO)- Một khi dân Sài Gòn đã khoái ăn sang thì phải “săn” cho ra những món không chỉ ngon mà còn lạ và chắc chắn không hề rẻ tiền.
Những chuyến tour đàn bà

Những chuyến tour đàn bà

(PLO)- Đã là năm thứ 5 tôi làm phototour, thường được bạn bè gọi vui là “những chuyến xe đàn bà”, được nhiều người biết đến.
Nhớ cầu sắt Đa Kao

Nhớ cầu sắt Đa Kao

(PLO)- Thoáng chốc Dũ nhớ má nay đã gần tuổi chín mươi với mái tóc bạc phơ, trắng như những cụm gòn má nhồi gối mới cho Dũ vào những ngày giáp tết thời tuổi nhỏ.
Mắt rừng

Mắt rừng

(PLO)- Đứng trước cảnh đường trung du hoang vắng, nhìn tấm bảng chỉ nơi chúng tôi cần đến: “Lâm trường Lâm Bình 30 km”; phía sau là con đường đất dốc cao vút rồi mất dạng giữa rừng cây xào xạc lá, tôi đâm lo lắng.
Ký sự một năm du lịch trong biên giới

Ký sự một năm du lịch trong biên giới

(PLO)- Việc đầu tư vào du lịch nội địa, tập trung vào dịch vụ nghỉ dưỡng và thưởng thức văn hóa địa phương đã và sẽ là giải pháp tối ưu trong thời điểm dịch bệnh toàn cầu chưa kết thúc.