Nhiều công ty liên doanh 30 tuổi muốn được gia hạn tại Việt Nam

(PLO)- Nhiều công ty liên doanh hoạt động ở Việt Nam từ những năm đầu Đổi mới, nay sắp hết hạn giấy phép hoạt động 30 năm, muốn được gia hạn thuận lợi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhiều kiến nghị, giải pháp xây dựng nền kinh tế Việt bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh đã được đưa ra tại phiên họp kỹ thuật - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên sáng 17-3

Yêu cầu của thị trường trở nên khắt khe hơn

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, năm 2022, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng lên 8,02%, vượt xa mục tiêu đề ra, cao nhất trong 10 năm qua.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, hoạt động đầu tư, thương mại đều có sự tăng trưởng tích cực với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 30 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại diễn đàn. ẢNH: MINH TRÚC

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại diễn đàn. ẢNH: MINH TRÚC

"Mặc dù đang trong giai đoạn phát triển phục hồi hậu Covid-19, vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài vẫn tăng 13,5% so với cùng kỳ, một lần nữa khẳng định sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trên bản đồ đầu tư khu vực và toàn cầu", bà Ngọc khẳng định.

Từ Nhóm công tác công nghiệp, ông David John Whitehead cho biết, lạm phát tăng cao tại các thị trường xuất khẩu đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy sản kể từ quý IV-2022, xu hướng này có thể kéo dài hết quý I-2023.

Tuy nhiên, dự kiến trong nửa cuối năm 2023, kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhu cầu nhập khẩu thủy sản ngày càng tăng. Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường để đáp ứng yêu cầu của thị trường về an toàn thực phẩm, hoàn thiện hiệu quả các hoạt động sau thu hoạch, trong đó có khâu đóng gói.

“Dự kiến trong năm 2023 và những năm tiếp theo, các yêu cầu của thị trường sẽ trở nên khắt khe hơn, buộc toàn ngành phải đổi mới, nâng cao khả năng thích ứng và xác định chính xác các cơ hội để xây dựng một ngành nông nghiệp bền vững, chú trọng đến trách nhiệm đối với môi trường, đồng thời tập trung vào nông nghiệp tuần hoàn như một phần của nền kinh tế tuần hoàn”, ông David John Whitehead kiến nghị.

Nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp

Từ nhóm đầu tư thương mại, ông Trần Anh Đức cho rằng, thời gian qua có thể nhận thấy nhiều điểm cải thiện tích cực trong cải thiện thủ tục liên quan đầu tư, đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định phức tạp, yêu cầu bản giấy trong khi các doanh nghiệp hiện nay hầu hết chuyển sang làm online.

Ông Trần Anh Đức - Nhóm đầu tư và thương mại cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài mong có hướng dẫn cụ thể để được gia hạn dự án, hợp đồng kinh doanh.

Ông Trần Anh Đức - Nhóm đầu tư và thương mại cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài mong có hướng dẫn cụ thể để được gia hạn dự án, hợp đồng kinh doanh.

Về thủ tục hành chính, nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng nhiều thủ tục giấy tờ phức tạp trong lĩnh vực như kinh doanh bán lẻ liên quan đến ngành công thương. Trong đó, nhiều thủ tục kéo dài, thậm chí hơn 6 tháng chưa được chấp thuận cấp phép.

“Có nhiều công ty liên doanh đến Việt Nam từ đầu thập niên 1990, đến nay, sau 30 năm hoạt động, nhiều đơn vị cần được gia hạn. Họ mong có hướng dẫn cụ thể để yên tâm làm ăn. Thực hiện tốt điều này cũng khẳng định quan điểm của Việt Nam trong việc ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, ông Đức chia sẻ thêm.

Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện Bộ NN&PTNT đánh giá cao những đánh giá và khuyến nghị thiết thực, đi sâu vào vấn đề nội tại của các đại biểu tham dự. Cụ thể là các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh; thúc đẩy chuyển sang quy mô canh tác lớn kết hợp với tăng cường quản lý chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng; cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và logistics; đa dạng hóa thị trường.

“Hy vọng những đề xuất hôm nay chỉ là khởi đầu cho hợp tác tiếp theo. Chúng tôi mong muốn đón tiếp và hợp tác nhiều hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong quá trình xây dựng chính sách cho ngành cũng như đầu tư vào nông nghiệp, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững”, đại diện cho Bộ NN&PTNT nói.

Việt Nam nỗ lực hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, giống như các quốc gia khác, Việt Nam cũng xác định tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là một trong những trọng tâm trong chính sách phát triển trong những năm gần đây.

Ngay từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, Quốc hội đã ban hành, bổ sung, sửa đổi một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Phòng chống thiên tai; Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; Luật Khí tượng thủy văn…

Hiện nay, Bộ KH&ĐT đã tham mưu cho Thủ tướng ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh.

Cũng theo đại diện Bộ NN&PTNT, trong năm 2022, Bộ đã phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành một nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Đồng thời, đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn.

Ông John Rockhol - Trưởng Nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đề xuất 4 mục tiêu cho quá trình chuyển dịch năng lượng, bao gồm: Không phát triển thêm các nhà máy điện than mới sau năm 2030; tiếp tục tăng mạnh tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo để tận dụng thế mạnh của Việt Nam; tìm hiểu, tiếp cận sớm các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp như hydro xanh, amoniac xanh; cải thiện hạ tầng truyền tải và phân phối của hệ thống điện quốc gia.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm