Nhiều lần đàm phán: Lý do thương chiến Mỹ-Trung chưa kết thúc

Giới quan sát nói rằng hai bên vẫn chia rẽ về văn bản đàm phán để làm cơ sở trong đàm phán thương mại, trong khi Washington vẫn yêu cầu một văn bản dài hơn với đầy đủ các lời hứa mà Bắc Kinh đã nói trước đó.

Bắc Kinh và Washington đã trải qua 11 vòng đàm phán kể từ sau thất bại trong đàm phán ngày 5-10. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc thay đổi các cam kết trước đó, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Washington đưa ra quá nhiều yêu cầu, theo South China Morning Post (SCMP).

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đồng ý thỏa thuận tạm dừng thương chiến và nối lại các duộc đàm phán từ sau hội nghị G20 tại Nhật Bản. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đồng ý về những văn bản nào sẽ được sử dụng, theo nguồn tin cung cấp cho SCMP.

Hãng tin SCMP cho biết vẫn chưa rõ khi nào các nhà đàm phán sẽ trực tiếp gặp nhau.

Giáo sư Wang Yong (Vương Vĩnh) thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình tìm hiểu chi tiết để chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán.

“Mỹ muốn Trung Quốc trở lại với văn bản của thỏa thuận đã được xem xét từ đàm phán thứ 10 hôm 30-4, trong khi Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ xem xét các đề nghị của họ, đảm bảo điều khoản công bằng hơn”, ông Wang nói.

Được biết tài liệu thỏa thuận dài 150 trang và liệt kê những nhượng bộ mà Washington nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện.

Thế nhưng, ngay sau cuộc hội đàm hồi tháng 5-2019, Mỹ lại cáo buộc Trung Quốc từ bỏ lời hứa và đàm phán đã bị đình chỉ.

Ông Wang cho biết Washington cần phải đáp trả những lo ngại của Bắc Kinh về việc xuất khẩu và đầu tư vào Mỹ, lệnh cấm đối với Huawei và hạn chế visa đối với giới học giả.

Giáo sư Wang nói rằng Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tìm hiểu để nối lại đàm phán. Ảnh: Amcham-Shanghai.org

SCMP cho biết thông tin cuộc điện đàm gần đây được Trung Quốc xác nhận hôm 19-7.

Bắc Kinh chỉ nói rằng cả hai bên đã trao đổi quan điểm về cách thực hiện thỏa thuận từ cuộc gặp mặt giữa người đứng đầu hai nước hồi tháng 6 và "bước tiếp theo" cho các cuộc đàm phán sau.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn một lần nữa là đại điện phía Bắc Kinh trong cuộc điên đàm. Ông Chung Sơn là nhân vật thứ hai của Trung Quốc tham gia điện đàm cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, theo SCMP.

Bắc Kinh xác nhận có hạn chế tiến về các vấn đề liên quan đến việc đưa các cuộc đàm phán trở lại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi hai nước cố gắng khắc phục sự khác biệt trong đàm phán. “Tôi vẫn muốn nói rằng cả hai bên phải kiên quyết, tự tin và kiên trì, và làm việc cùng nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để đạt được thỏa thuận có lợi cho hai bên”, ông Cảnh Sảng nói.

Ông Cảnh Sảng kêu gọi hai bên khắc phục những khác biệt trong đàm phán và nên hợp tác để đạt thỏa thuận. Ảnh: REUTERS

Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin (Trung Quốc), Shi Yinhong, cho biết cuộc gặp tại Osaka là “tốt nhất”, đã tạo cơ hội cho hai bên bắt đầu lại các cuộc đàm phán, nhưng sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận.

Chính quyền Mỹ liên tục nói rằng Trung Quốc nên quay trở lại thời điểm mà Bắc Kinh thay đổi, nhưng Mỹ chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào để xem xét lại các yêu cầu của Bắc Kinh”, ông Shi nói.

Giáo sư Wang cũng nói với SCMP rằng nếu đạt được thỏa thuận thương mại, nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ, nhưng lại có nguy cơ trở thành một “trận đấu không có tỉ số”.

“Có một sự thiếu tin tưởng chiến lược từ cả hai phía. Bắc Kinh có nhiều nghi ngờ về ý định của Washington. Và Mỹ đang gây áp lực nhiều nhất có thể đối với Trung Quốc - trên Biển Đông, Đài Loan,...”, ông Wang nói. “Càng ngày càng ít tin tưởng song phương, sẽ khó đạt được thỏa thuận”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm