Mặc dù sau tết Nguyên đán, thức ăn dư thừa có thể tái sử dụng được, nhưng không giống như thực phẩm đóng gói sẵn có “hạn sử dụng tốt nhất" và "ngày bán", thật khó để xác định liệu thức ăn thừa mà bạn nấu ở nhà có còn tốt để ăn hay không. Theo State Food Safety, mọi người nên tuân thủ quy tắc 7 ngày khi nói đến thức ăn thừa. "Sau 7 ngày nên vứt những thực phẩm dễ hỏng khi đã mở hay sử dụng chúng. Không nên để bất cứ đồ ăn thừa nào trong tủ lạnh quá thời gian này". Nhưng một số thực phẩm thậm chí nên được vứt bỏ trước thời hạn bảy ngày này.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng đồ ăn thừa có thể khiến bạn bị bệnh do chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm- Bonnie Taub Dix tư vấn trên Insider.
Nấm mốc
Nấm mốc là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thức ăn đã hư hỏng. Nấm mốc không xuất hiện trên phô mai tươi, bánh mì và trái cây, nhưng nó có thể xuất hiện trên đồ ăn thừa nếu có đủ thời gian. Nếu thức ăn nhìn có vẻ bị mốc, thì nên vứt bỏ ngay.
Không nên ăn những bánh chưng đã ôi thiu hoặc nấm mốc. Ảnh: Internet
Nếu thực phẩm không có dấu hiệu của nấm mốc, song bạn vẫn không chắc mình có ăn được hay không, hãy thử một phương pháp khác để kiểm tra độ tươi và mùi.
Màu sắc thay đổi
Trước khi ăn bất cứ thứ gì, hãy kiểm tra thật cẩn thận và để ý các thành phần của món ăn có còn giữ nguyên màu sắc như khi bạn vừa nấu chúng hay không. Ví dụ như thịt có chuyển sang màu xám đen hay rau bị biến màu hay không. Nếu thực phẩm không còn giống màu phải có của nó thì có lẽ không an toàn khi ăn.
Phương pháp này hiệu quả nhất cho các bữa ăn có chứa các thành phần tươi như thịt và sữa tươi. Với các bữa ăn được làm từ những nguyên liệu có chứa chất bảo quản, màu sắc có thể gây hiểu nhầm. Nếu bạn không chắc chắn, hãy chuyển sang một trong những phương pháp khác.
Mùi vị thay đổi
Nếu thực phẩm có mùi ôi thiu hoặc mùi chua hoặc mùi hơi khác so với mùi thông thường, nghĩa là chúng không còn đủ tươi để ăn và nên được vứt đi.
Kết cấu bị thay đổi
Sau khi kiểm tra nấm mốc, màu sắc, mùi của thực phẩm, bạn vẫn không chắc chắn liệu chúng có an toàn hay không, thì hãy chú ý đến kết cấu của thức ăn. Nếu món ăn có vẻ chảy nhớt hoặc có sự thay đổi mạnh mẽ về kết cấu, thì nhiều khả năng là nó đã bị ôi.
Nếu thực phẩm bị chảy nhớt thì chúng đã bị hư hỏng. Ảnh minh họa: Internet
Đơn cử nhiều người nghĩ rằng giò chả hay bánh chưng, bánh bét bị nhớt bên ngoài nhưng vẫn còn mùi thơm đặc trưng nên vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng đã cảnh báo các thực phẩm bị mốc, kể cả bánh chưng đều chứa loại nấm mốc họ Aspergillus và họ Penicillium. Nếu ăn những thực phẩm này, các loại nấm sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu dần gây nên ung thư gan.
Lời khuyên
Theo chuyên gia thực phẩm Taub-Dix: "Khi ăn uống cần theo phương châm khi nghi ngờ về độ ăn toàn thì hãy vứt chúng đi. Bạn có thể cảm thấy tiếc rẻ khi vứt bỏ thức ăn, nhưng nếu ăn phải đồ ăn đã hỏng, bạn có thể sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho hóa đơn bác sĩ hoặc phải tốn thời gian nằm viện và xa rời những thứ đồ ăn yêu thích."
Để tránh lãng phí thực phẩm, hãy nấu vừa đủ ăn, và bảo quản chúng thật đúng cách trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Thực phẩm cũ nhất luôn được sử dụng đầu tiên để giúp giảm tình trạng hư hỏng và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng đưa thêm lời khuyên, để tránh tình trạng hư hỏng, cần giữ thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Đừng để bên ngoài đối với những thực phẩm cần trữ mát hoặc đông lạnh. Đun nóng thực phẩm đến nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đậy và bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh hoặc trong chạn.