Những loài cua có thể gây chết người cần nên tránh khi ăn

Ngoài những nhóm cua lành tính chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe thì bên cạnh đó cũng có những loài cua độc có thể gây chết người nếu chẳng may ăn phải chúng. Theo ông Phạm Xuân Kỳ, Trưởng phòng Hóa sinh biển của Viện Hải Dương học Nha Trang cho biết, hiện tại Viện đã phát hiện và nghiên cứu được khoảng bốn loài cua độc là cua đá biển, cua mặt quỷ, cua Florida, cua hạt.

Những loài cua độc này không khó để chúng ta nhận diện được bằng hình ảnh bên ngoài. 

Với cua đá biển, đặc điểm nhận biết đó là vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Cua đá biển là loại cua có chứa độc tố, trong quá trình chế biến, nếu không cẩn thận có thể gây ngộ độc.

Cua đá biển là một trong bốn loài cua chứa nhiều độc tố ở nước ta. Ảnh: Internet. 

Cua mặt quỷ có hình thù đáng sợ kèm nhiều chấm đen trên mai. Độc tố trong cua mặt quỷ chủ yếu là saxitonin, nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng và chân cua. Những người ăn nhầm cua mặt quỷ có thể bị ngộ độc thần kinh.

Cua Florida có vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng láng phẳng. Cua sống có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn với những vết loang màu đỏ tía, các ngón chân kìm màu sậm.

Cua hạt có vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30 mm, rộng nhất khoảng 40 mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống thì có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen.

Tuyệt đối đừng nên ăn thử những loài cua có hình dáng lạ mắt, xù xì. Ảnh: Internet. 

Nhìn chung để tránh mua nhằm hay ăn phải cua độc, người sử dụng đừng nên chọn những loài cua có hình dạng kỳ quái. Đa số những loài cua chứa độc tố nêu trên thường có mai vỏ xù xì và màu sắc sặc sỡ. Bên cạnh đó người mua cua cũng nên tránh mua những loài cua sản sinh và sinh sống ở rạn san hô. Bởi có nhiều loại cua thường, không độc nhưng sống ở vùng rạn san hô, ăn phải tảo độc thì cũng có thể gây ngộ độc nếu ăn phải.

Người mua nên chọn những loài cua lành, thơm ngon, chắc thịt, khi chọn mua cua biển bạn nên chọn con có lớp vỏ màu xám đục, yếm to. Chọn cua có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch là tốt nhất. Những con cua càng mọng nước là cua xốp, không ngon.

Cua mặt trăng là đặc sản nhưng do hình dáng bên ngoài lạ mắt nên cũng chịu nhiều "tiếng oan". Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó cũng có những loài cua tuy không độc nhưng có hình dạng đẹp mắt cũng khiến nhiều người cảm thấy e ngại, điển hình là loài cua mặt trăng. Loài cua này tuy có hình dạng sặc sỡ nhưng đây lại là đặc sản ở các địa phương gần biển. Đặc điểm của loài cua này là màu sắc rất độc đáo. Trên lưng cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn?

Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn?

(PLO)- Có nhiều nguyên nhân khiến một số người dễ bị dị ứng khi ăn hải sản như do cơ địa, hoặc một số hải sản có độc tố, hoặc do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm biển.

Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi?

Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi?

(PLO)- Mật ong rừng và mật ong nuôi có thành phần tương đối giống nhau. Tùy vào thời điểm ong đi lấy mật, loài hoa, thổ nhưỡng mà màu sắc và thành phần cũng khác nhau chút ít.

Các loại rau nào không nên để qua đêm?

Các loại rau nào không nên để qua đêm?

(PLO)- Một số loại rau như súp lơ, rau chân vịt, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác, do đó không nên để qua đêm.

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

(PLO)- Những người dễ bị nhiễm liên cầu lợn thường là người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt heo ốm chết.

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

(PLO)- Khi tiêu thụ thực phẩm ôi thiu có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc nặng hơn là gây ra các biến chứng mạn tính như tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư.