Bà Lê Thị Hà, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), nói tại hội thảo “Nâng cao điều kiện làm việc của lao động trong ngành giải trí” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tổ chức hôm 3-12.
Bà Hà cho rằng cần có biện pháp nhằm đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, kỹ năng tình dục an toàn và tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Đặc biệt cần tạo cho họ cơ hội có việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội.
“Chương trình hành động phòng, chống mại dâm 2016-2020 đang được Bộ LĐ-TB&XH xây dựng trình Thủ tướng sẽ có mô hình can thiệp nhằm đảm bảo quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí” - bà Hà nói.
Kỳ thị lao động tình dục còn cao Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, cả nước hiện có khoảng 130.000 cơ sở kinh doanh ngành dịch vụ giải trí, trong đó 7,5% cơ sở nghi có tổ chức hoạt động mại dâm. Tổng số người lao động là 110.000 người, trong đó nghi hoạt động bán dâm khoảng 10%-15%. Người bán dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ chủ yếu từ 18 đến 35, trình độ học vấn thấp và phần lớn có dùng ma túy đá, đặc biệt có người dùng cả heroin. Người bán dâm còn dễ thành con nợ, bị chủ cho vay nặng lãi đánh đập, bị xin đểu. |