Nóng: Viện Cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ cưa gỗ khô
NGÂN NGA
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Ngày 17-3, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Lê Quốc Khánh và các đồng phạm cưa gỗ trắc chết khô tại rừng đặc dụng Đăk Uy bị TAND tỉnh Kon Tum xét xử tội trộm cắp tài sản (PLO gọi tắt là vụ án cưa gỗ khô).
Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Đến nay các bị cáo đều chấp hành xong hình phạt tù. Tuy nhiên, các bị cáo liên tục có đơn gửi VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm, cho rằng không phạm tội.
(PLO)- Ngay khi HĐXX tuyên bố bế mạc phiên tòa, bị cáo Phan Tiến Dũng ngồi sụp xuống ghế, một lúc sau anh mới bước ra khỏi phòng xử án gặp vợ con...
Cũng theo kháng nghị, tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi cưa cây gỗ trắc khô, thì BLHS 1999 đang có hiệu lực pháp luật. Để hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, liên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao, TAND Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08/3/2007 (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 19).
Tại điểm a tiết 1.1 tiểu mục 1 phần IV của Thông tư liên tịch số 19 hướng dẫn hành vi “Khai thác trái phép cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép..." là “Khai thác trái phép cây rừng" và bị xử lý về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" (Điều 175 BLHS).
Việc áp dụng Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của BLHS 1999 để xử lý hành vi khai thác trái phép cây rừng và các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng được hướng dẫn tại tiết 1.2 tiểu mục 1 phần IV của Thông tư liên tịch số 19 như sau: "Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... thì xử lý như sau:
a) Nếu chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của BLHS;
b) Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS…”.
Đối với rừng đặc dụng Đăk Uy, mặc dù UBND tỉnh Kon Tum có đầu tư xây dựng hàng rào và thành lập Ban quản lý, nhưng không phải vì thế mà rừng đặc dụng trở thành rừng trồng hay rừng khoanh nuôi tái sinh. Việc thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy là hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp, hoàn toàn không phải là quyết định "giao cho tổ chức, tập thể, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp" nên hành vi của các bị cáo không thuộc trường hợp qui định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 phần IV của Thông tư liên tịch số 19.
Các bị cáo trong vụ án cùng Luật sư từng rất nhiều lần ra Đà Nẵng và Hà Nội để kêu oan. Ảnh: KT
Theo VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về tội "Trộm cắp tài sản" tại chương “Các tội xâm phạm sở hữu" của BLHS 1999 là không đúng pháp luật.
Như vậy, các bị cáo có hành vi khai thác trái phép cây rừng, có dấu hiệu vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và phải bị xử lý về các tội vi phạm trật tự quản lý, bảo vệ rừng, bình đẳng như những người khác, không thể xử lý về tội “Trộm cắp tài sản" là một tội phạm xâm phạm sở hữu.
VKSND Cấp cao còn cho rằng, việc quy thành tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về tội “Trộm cắp tài sản" là không đúng bản chất của sự việc, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, gây bất lợi cho các bị cáo (là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại khoản 3 Điều 371 của BLTTHS 2015).
Từ các phân tích trên, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm số 38/2017/HSST ngày 27/9/2017 của TAND huyện Đăk Hà và bản án hình sự phúc thẩm số 15/2019/HSPT ngày 12/8/2019 của TAND tỉnh Kon Tum theo thủ tục giám đốc thẩm. Đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
PLO từng nhiều lần phản ánh, anh Phan Tiến Dũng là kiểm lâm. Tháng 4-2016, anh Lê Quốc Khánh xin anh Dũng vào rừng Đăk Uy cưa cây gỗ trắc chết khô. Cả nể vì anh Khánh thường tìm thuê người làm cà phê giúp, anh Dũng đồng ý. Hôm sau, anh Khánh cùng ba người khác vào rừng cưa cây gỗ trắc chết khô thì bị phát hiện. Khúc gỗ các bị cáo lấy là 0,123 m3 (trị giá hơn 19 triệu đồng).
Tháng 9-2016, TAND huyện Đăk Hà phạt năm bị cáo 12-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sau đó, TAND tỉnh Kon Tum xử hủy bản án này. Tháng 9-2017, TAND huyện Đăk Hà xử sơ thẩm (lần hai) vẫn phạt các bị cáo 11-14 tháng tù.
Tháng 6-2018, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm (lần hai) đã tuyên cả năm bị cáo không phạm tội.
Sau đó, TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, yêu cầu TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm từng tuyên không phạm tội, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Nội dung kháng nghị này không nêu ra được những căn cứ pháp lý để xử các bị cáo về tội trộm cắp tài sản. Từ đó TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên huỷ bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Kon Tum.
Xét xử phúc thẩm lần 3, TAND tỉnh Kon Tum đã tuyên các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản.
(PLO)- Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo thời tiết miền Bắc sẽ đón không khí lạnh tăng cường với cường độ yếu, gây mưa nhỏ và nhiệt độ dao động từ 21-22°C.
(PLO)- Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đang tiến hành điều tra dấu hiệu về tội xâm phạm chỗ ở của người khác trong vụ một người dân đi ăn giỗ về thì bị chiếm mất nhà.
(PLO)- Luật sư cho rằng thân chủ của mình hạn chế, kém cỏi trong hiểu biết pháp luật chuyên ngành về trái phiếu nên đề nghị cho hưởng tình tiết phạm tội do lạc hậu.
(PLO)- Pháp luật quy định cậu ruột được nhận cháu làm con nuôi; UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
(PLO)- Theo các giảng viên, cần bổ sung chế tài hình sự đối với một số hành vi vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong các lĩnh vực như công nghệ mới, kiểm toán độc lập, thuốc lá điện tử...
(PLO)- Pháp luật chỉ cho phép cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản… mới được nhờ người khác mang thai hộ.
(PLO)- Cần quy định tiền kỹ thuật số là một loại tài sản, tập trung các loại hàng cấm trong danh mục hàng cấm, tội phạm hóa các hành vi gian lận thương mại điện tử...
(PLO)- HĐXX xác định, Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 Lê Quang Bình đã dùng 9,1 tỉ đồng để mua và trả gốc, lãi khoản thế chấp các xe ôtô hạng sang tại ngân hàng nhằm che giấu nguồn tiền thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội.
(PLO)- Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù vì giúp Công ty Trung Hậu 68 khai thác cát trái phép, gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến uy tín nhà nước.