Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong chính sách an ninh của Nhật thời hậu chiến.
Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản tập trận với Mỹ. Ảnh: Wiki |
Dưới đây là các tình huống Nhật Bản có thể sử dụng quân đội, theo hãng tin AP:
Bảo vệ tàu chiến của Mỹ: Trong trường hợp tàu chiến Mỹ bị một nước thứ ba tấn công gần vùng biển của Nhật, trước một cuộc tấn công sắp tới và trực tiếp nhắm vào Nhật Bản, vì sự hợp tác với quân đội Mỹ đóng vai trò then chốt nhằm đảo bảo sự tồn vong của Nhật.
Chặn các tàu để kiểm tra: Dùng vũ lực chặn các tàu để kiểm tra, khi nghi ngờ các tàu này mang vũ khí tới nước thứ ba để tấn công tàu Mỹ ở một vùng biển gần Nhật, trong bối cảnh cuộc chiến có nhiều khả năng lan tới Nhật. Đây là một bước đi hiện vẫn bị coi là vi hiến và bị cấm dùng vũ lực.
Bắn hạ một tên lửa phóng vào Mỹ: Bắn hạ một tên lửa đạn đạo, sau khi phát hiện tên lửa này đang nhằm tới Hawaii, đảo Guam hoặc lục địa của Mỹ, bay qua quần đảo của Nhật hoặc làm theo yêu cầu của Mỹ.
Bảo vệ các nhân viên gìn giữ hòa bình ở nước ngoài:Giải cứu các công dân tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, khi những người này bị tấn công và sử dụng các vũ khí cần thiết để bảo vệ các công dân này.
Dò ngư lôi tại Trung Đông: Một kế hoạch vẫn đang được nghiên cứu có thể cho phép lực lượng Nhật Bản tham gia các nỗ lực đa phương nhằm dò và phá ngư lôi do Liên Hợp Quốc dẫn đầu, chẳng hạn như tại eo biển Hormuz – một tuyến đường biển huyết mạch cho một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên như Nhật Bản.
Theo Lê Thu (VNN)