Trung Quốc thử nghiệm tên lửa bằng công nghệ thực tế ảo

Tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết quân đội Trung Quốc đang sử dụng công nghệ thực tế ảo để huấn luyện binh sĩ sử dụng hệ thống tên lửa, giúp các cuộc thử nghiệm diễn ra thường xuyên với mức chi phí thấp hơn.

Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lực Trung Quốc Sun Yingjiu tiết lộ rằng công nghệ thực tế ảo đã giúp cải thiện khả năng huấn luyện cũng như các cuộc phóng thử.

“Bạn có thể thực hành khởi chạy mà không cần phải trải qua các công đoạn lắp đặt thực tế, và bạn có thể tiến hành các cuộc thử nghiệm mà không cần phải rời khỏi căn cứ” - ông Yingjiu cho hay.

Các binh sĩ quân đội Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận. Ảnh: SCMP

“Sử dụng công nghệ thực tế ảo trong việc huấn luyện tạo điều kiện cho các binh sĩ lực lượng tên lửa chiến lực có thể thực hiện mọi công đoạn phóng tên lửa như đang ở ngoài thế giới thực” - Chỉ huy Yingjiu nói thêm.

Theo báo cáo, loại công nghệ tiên tiến này cũng đã giúp biến các cuộc phóng thử tên lửa với “quy mô lớn” trước đây thành các buổi huấn luyện “yên tĩnh và hiệu quả”, SCMP đưa tin.

Một cuộc tập trận phóng tên lửa tiêu chuẩn sẽ cần có sự tham gia của hàng ngàn nhân viên, cũng như phải vận chuyển nhiều thiết bị lớn và phức tạp đến bãi phóng thử nên tần suất bị hạn chế. Nhưng với “bãi tập ảo”, những cuộc phóng thử có thể được tiến hành thường xuyên hơn.

Lực lượng quân đội Trung Quốc đang sử dụng công nghệ thực tế ảo để tiến hành các cuộc phóng thử tên lửa. Ảnh: EPA

“Trung Quốc rất coi trọng các cuộc tập trận chung giữa các lực lượng vũ trang của mình, nhưng trên thực tế, một cuộc tập trận có sự tham gia của lục quân, hải quân và không quân rất phức tạp và tốn nhiều thời gian" - ông Yingjiu nhận định.

"Tuy nhiên, tập trận trên công nghệ máy tính có thể đạt được hiệu quả tương tự trong khi lại có thể tiết kiệm cả năng lượng và chi phí” - Chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lực Trung Quốc nói thêm.

Lính nhảy dù Trung Quốc trải qua khóa huấn luyện nhảy dù sử dụng công nghệ thực tế ảo. Ảnh: PLA

Trước đó, vào tháng 12-2020, quân đội Trung Quốc cho biết những lính nhảy dù mới của quân đội nước này cũng đã chuyển sang các khóa huấn luyện nhảy dù bằng công nghệ thực tế ảo, từ quá trình học lý thuyết cơ bản cho đến thực hành.

Ngoài ra, loại công nghệ này cũng đã được sử dụng để đào tạo các học viên phi công của lực lượng không quân Trung Quốc, theo SCMP.

Nhà bình luận quân sự Hong Kong Song Zhongping nhận xét rằng công nghệ thực tế ảo có thể giúp cho các cuộc tập trận quân sự diễn ra hiệu quả hơn đồng thời giúp làm giảm ngân sách huấn luyện.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

(PLO)- Có thông tin rằng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập trở lại chương trình F-35, các quan chức Mỹ đã yêu cầu Ankara bàn giao các hệ thống S-400 mua từ Nga cho Mỹ hoặc di chuyển những hệ thống này tới khu vực do Mỹ kiểm soát ở căn cứ Incirlik.

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

(PLO)- Cùng là tiêm kích Nga nhưng lại có số phận hoàn toàn khác nhau, trong bài viết "Cùng là tiêm kích Nga, tại sao MiG-29 được 'sủng' còn MiG-35 chật vật tìm người mua?" chúng ta biết MiG-29 đã được bàn giao tới hơn 40 nước trong khi MiG-35 gần như vắng mặt trong các hoạt động nghiệp vụ tại Nga và cũng chưa tìm thấy khách hàng nước ngoài, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao.