Sân bay Tân Sơn Nhất nghẽn trên trời, tắc dưới đất

Ban không lưu thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) vừa có đánh giá về tình trạng quá tải hoạt động bay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Theo số liệu thống kê, sản lượng hành khách thông qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất năm 2018 đã đạt 38,5 triệu hành khách, gấp 1,5 lần và vượt xa so với công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm.

Tổng số chuyến bay cất, hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trung bình đạt hơn 700 chuyến bay/ngày. Trung bình cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.

Theo VATM, việc tăng trưởng hoạt động bay nhanh chóng ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dẫn đến tình trạng quá tải từ trên trời cho đến đường cất hạ cánh, đường lăn, nhà ga và sân đỗ.

Sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có hai đường cất, hạ cánh song song được sử dụng theo chế độ khai thác phụ thuộc vào nhau. Theo đó chế độ khai thác hai đường cất, hạ cánh phụ thuộc vào nhau chỉ cho phép duy nhất một máy bay được cất cánh hoặc hạ cánh trong cùng một thời điểm. Vì vậy, vào khung giờ cao điểm có nhiều máy bay đi/đến sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải áp dụng các biện pháp sắp xếp, điều tiết thứ tự của các chuyến bay một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, cấu trúc hiện tại của hệ thống đường lăn, sân đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng khiến việc di chuyển, lăn ra/vào của các máy bay từ nhà ga, sân đỗ ra đường cất hạ cánh và ngược lại gặp không ít khó khăn do tính chất bố trí phần lớn các bến đỗ nằm sát nhau theo dạng xương cá về hai bên của đường lăn và các đường lăn chính chủ yếu là đường lăn “độc đạo”.

Đặc điểm của hình thức bố trí này dẫn đến việc cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu chỉ có thể cho phép duy nhất một luồng các máy bay đẩy lùi, lăn di chuyển từ các bến đỗ ra đường cất hạ cánh cùng lúc để khởi hành hoặc ngược lại trong cùng một thời điểm, luồng máy bay đi ngược chiều sẽ phải dừng chờ tại các ngã ba, ngã tư giữa các đường lăn, đồng thời trường hợp các máy bay chuẩn bị khởi hành từ các bến đỗ cũng có thể phải chờ tạm thời để các máy bay khác hoàn thành việc lăn ra/vào trên các đường lăn phía sau....

 

Giải pháp giải tỏa tắc nghẽn sân bay Tân Sơn Nhất

VATM cho rằng để kịp thời giải quyết vấn đề tắc nghẽn hoạt động bay trên không cũng như dưới mặt đất, đảm bảo việc điều hành, khai thác hoạt động bay cất hạ cánh và di chuyển trên mặt đất của các máy bay một cách thuận lợi và hiệu quả hơn nữa, một số giải pháp trước mắt đã và đang được triển khai thực hiện gồm:

Nghiên cứu, thực hiện chức năng quản lý luồng không lưu giúp cân bằng nhu cầu và năng lực của các cảng hàng không và vùng trời. Điều tiết các luồng không lưu không vượt quá khả năng tiếp thu của sân bay và năng lực của vùng trời, sử dụng một cách tối ưu các năng lực hiện có, góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính bền vững môi trường của một hệ thống quản lý không lưu.

Giảm tiêu chuẩn phân cách giám sát tối thiểu trong vùng trời tiếp cận sân bay Tân Sơn Nhất từ năm dặm biển xuống ba dặm biển từ ngày 6-12-2018 giúp tối ưu hóa, giảm trị số giãn cách giữa các máy bay hạ cánh và giữa máy bay hạ cánh với máy bay cất cánh, từ đó nâng cao được năng lực thông qua của vùng trời tiếp cận cũng như của đường cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất,...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm