Sắp phúc thẩm vụ viện nói 1 tội, tòa xử 2

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa lên lịch dự kiến cuối tháng 10 xét xử vụ Nguyễn Văn Hào (sinh năm 1982, quê quán Trà Vinh) bị VKS truy tố một tội nhưng toà xử hai tội dâm ô đối với trẻ em và hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Theo hồ sơ, Hào chung số như vợ chồng với bà NTHĐ từ năm 2012 đến năm 2018 có con chung tại xã Bình, huyện Bình Chánh. Ở cùng nhà còn có hai con riêng của bà Đ. Từ đầu năm 2015 - tháng 3-2019, Hào nhiều lần xâm hại tình dục con riêng của vợ (sinh ngày 15-11-2008).
VKSND TP.HCM truy tố Hào về tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112. Tuy nhiên xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Hào bốn năm tù về tội dâm ô đối với trẻ em và 12 năm tù về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tổng hợp hình phạt là 16 năm tù.
Theo toà, từ đầu năm 2015 - 2016, Hào đã ba lần thực hiện hành vi dùng dương vật cạ xung quanh âm hộ của bị hại, mà không xâm nhập vào âm hộ của bị hại. Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trước khi BLHS 2015 có hiệu lực thi hành nên đủ dấu hiệu cấu thành tội dâm ô đối với trẻ em theo khoản 2 Điều 116, BLHS năm 1999.
Ngoài ra, vào đầu tháng 3-2019, Hào đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với bị hại khi 10 tuổi 3 tháng. Hành vi phạm tội sau khi BLHS 2015 có hiệu lực thi hành nên hành vi này đủ dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo khoản 2 Điều 142 BLHS 2015.
Sau đó, VKS có kháng nghị cho rằng quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với Hào là về tội hiếp dâm trẻ em. Tòa tuyên bị cáo hai tội là đã vi phạm khoản 1 Điều 298 BLTTHS về giới hạn xét xử “tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử”.
Đồng thời, vi phạm Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự về việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Bị cáo và luật sư của bị cáo không biết HĐXX sẽ áp dụng Điều 116 BLHS năm 1999 và Điều 142 BLHS năm 2015 để thực hiện quyền bào chữa và tự bào chữa.
Từ đó, VKS đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án để xét xử lại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm