Sở GTVT TP.HCM vừa trình UBND TP về phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 - đoạn từ ngã ba Trạm 2 đến nút giao Tân Vạn (dự án mở rộng xa lộ Hà Nội), TP Thủ Đức theo yêu cầu của Thường trực Thành ủy TP.HCM.
Tháng 4-2021 bắt đầu thu phí
Trước đó, Thường trực Thành ủy TP.HCM đã thảo luận và chấp thuận chủ trương về tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội theo báo cáo của Ban cán sự đảng UBND TP. Thường trực Thành ủy TP cũng giao Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan tiếp thu các ý kiến góp ý, rà soát phương án tài chính của dự án, xây dựng phương án giá trên cơ sở cân đối các yếu tố chi phí hợp lý, đảm bảo cân đối giữa lợi ích Nhà nước, người sử dụng và người đầu tư.
Thực hiện yêu cầu trên, Sở GTVT đã trình phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án này. Theo báo cáo khảo sát của Sở GTVT về hai trục đường song hành của dự án, đến nay trục đường song hành bên phải đã hoàn thành 93% giá trị và đưa vào phương án tính giá là 59,44% so với giá trị công trình đã hoàn thành; trục đường song hành bên trái hoàn thành 73,75% và đưa vào phương án tính giá 72,68% so với giá trị công trình đã hoàn thành.
Sau khi được UBND TP ban hành giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn, dự án sẽ bắt đầu thu từ ngày 1-4. Ảnh: THÁI NGUYÊN
Sở GTVT cũng cho biết mặc dù dự án chưa hoàn tất 100% song các phương tiện đã lưu thông. Do đó, việc đưa khoản chi phí của hai trục song hành để tính phương án giá là phù hợp. Bên cạnh đó, chi phí và tiền lãi đền bù GPMB trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ không đưa vào phương án tính giá do chưa hoàn tất phần trục đường trên địa bàn. Sau khi được UBND TP ban hành giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn, dự án sẽ bắt đầu thu vào 1-4.
Hệ quả của việc chậm thu phí
Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP, chủ đầu tư dự án BOT xa lộ Hà Nội (CII), cho rằng việc chậm thu phí sẽ làm tăng chi phí đầu tư. Cụ thể, việc chậm thu phí dẫn đến kéo dài thời gian thu phí, làm giảm tính khả thi dự án BOT. Khi đó, nguồn thu phí không đủ để bù đắp các khoản chi phí sử dụng vốn chủ, vốn vay và các khoản chi phí hợp lệ khác, việc hoàn vốn bằng thu phí sẽ không còn khả thi.
Theo đề xuất, xe buýt sẽ được giảm 100% mức thu cho xe theo tuyến cố định. Giảm 50% mức thu cho ô tô dưới 12 chỗ không sử dụng để kinh doanh, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú trên sáu tháng tại các vị trí thuộc mặt tiền trên trục xa lộ Hà Nội, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư không có nguồn thu phí theo quy định nên không có nguồn để trả lãi và nợ gốc của ngân hàng, làm phát sinh nợ xấu. Từ đầu năm 2019 (do chưa được thu phí theo quy định), các ngân hàng đã không cho chủ đầu tư vay để đầu tư tiếp những hạng mục còn lại của dự án, nên CII không có kinh phí để tiếp tục triển khai thi công hoàn thành toàn bộ dự án khiến dự án kéo dài, ảnh hưởng đến người dân.
Theo bà Trâm, với mức lãi suất hiện nay, lãi phát sinh trên vốn đầu tư là hơn 480 tỉ đồng/năm. Tiền lãi này sẽ tiếp tục được cộng vào tổng vốn đầu tư để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Điều đáng nói là các khoản lãi phát sinh tăng thêm này không có nguồn trả ngay mà phải chờ cho đến khi tổng vốn đầu tư ban đầu được hoàn vốn hết. Dự kiến theo hợp đồng là 17 năm chín tháng mới được trả.
Như vậy lãi phát sinh một năm chậm thu phí sẽ được cộng dồn sau 17 năm chín tháng lên đến 3.700 tỉ đồng, gần bằng tổng vốn đầu tư hiện nay. Do vậy, nếu lưu lượng xe thực tế vấn giống như lưu lượng xe tạm tính trong phương án thì cứ mỗi một năm chậm thu phí có thể làm tổng thời gian thu phí kéo dài thêm ít nhất sáu năm.
“Do vậy, để tránh thiệt hại cho Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, cũng như có kinh phí để thực hiện duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến đường và thi công hoàn thành một số hạng mục nhỏ còn lại của đường song hành, CII kiến nghị Thành ủy, UBND TP cho đơn vị được tiến hành thu phí nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trước mắt” - bà Trâm nói.
Chậm thu phí sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người dân Việc doanh nghiệp đứng ra đầu tư một dự án và thu hồi vốn là một điều tất yếu, không có chuyện doanh nghiệp làm không công. Do đó, cần căn cứ vào hợp đồng để tiến hành thu phí theo kế hoạch, việc chậm thu cũng sẽ ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp và người dân. Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, chính sách và thủ tục gọn lẹ cũng để thu hút các nhà đầu tư tham gia ở nhiều dự án khác. Điều quan trọng là chủ đầu tư phải thu phí dịch vụ theo giá sàn, không được vượt quá ngưỡng mà Nhà nước duyệt. Tôi rất khuyến khích và ủng hộ lòng hảo tâm của chủ đầu tư khi chủ động giảm phí 5%-10% trong thời điểm dịch COVID-19. Ông TẠ LONG HỶ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM
Hỗ trợ, giảm giá trong thời điểm dịch COVID-19 Là tài xế, tôi hiểu rõ khách hàng và bản thân đều muốn đi đường đẹp, nhanh. Xa lộ Hà Nội đã được mở rộng nhiều năm nay và người dân đi lại ở khu vực này cũng thuận tiện hơn nên việc thu phí là tất yếu. Tuy nhiên, tôi mong muốn chủ đầu tư hỗ trợ, giảm giá cho tài xế, doanh nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19. Ông NGUYỄN THANH GIANG, tài xế taxi
(PLO)- Các quyết định của Bộ Công an cùng VKSND Tối cao đang được dư luận hết sức đồng tình. Theo chỉ đạo của Bộ Công an và VKSND Tối cao, những cán bộ, công chức làm sai sẽ bị xử nghiêm.
(PLO)- Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long, luật sư của gia đình bé Trân đã cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, trong đó thể hiện hồ sơ có 2 biên bản khám nghiệm hiện trường.
(PLO)- Diễn tiến mới nhất vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long; Tìm thấy thi thể cháu bé 12 tuổi mất liên lạc ở Hà Tĩnh; Chủ tịch tỉnh Nam Định yêu cầu làm rõ vụ ‘không được cấp cứu vì chưa đóng viện phí’; Lời khai của nghi phạm sát hại nữ chủ quán cà phê ở Tiền Giang; Lâm Đồng: Phát hiện thi thể đang phân hủy trong nhà tắm.
(PLO)- Sáng ngày 5-5, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến điều hành sản xuất tháng 5 tại 2 điểm cầu Hà Nội và Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh. Tổng giám đốc TKV Vũ Anh Tuấn chủ trì hội nghị.
(PLO)- Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu thành lập 2 Tổ công tác đặc biệt để nhanh chóng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1 và công tác đấu giá đất.
(PLO)- Cục Hàng không đánh giá dịp lễ 30-4 hoạt động khai thác tại các sân bay diễn ra liên tục, thông suốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.
(PLO)- Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có hướng dẫn chi tiết lộ trình để người dân di chuyển bằng xe buýt đến bãi xe trung chuyển miễn phí số 3 tham dự Đại lễ Phật đản Vesak 2025.
(PLO)- Từ chiều đến tối 3-5, người dân bắt đầu quay trở lại TP.HCM sau kì nghỉ Lễ 30-4 khiến nhiều tuyến đường tại cửa ngõ phía Tây chật kín người và phương tiện.
(PLO)- Bộ Xây dựng cho rằng trong nước đang chuẩn bị đầu tư nhiều dự án đường sắt và việc các tỉnh sẽ sáp nhập khiến một số dự án phải điều chỉnh nên Quốc hội cần ra một Nghị quyết chung.