Hai tháng trước các cơ quan quản lý bóng đá chuyên nghiệp Thái Lan bàn tính mùa 2017 cho phép mỗi CLB Thai-League được quyền đăng ký tối đa ba ngoại binh (bất kể nước nào trên thế giới), một cầu thủ châu Á và một cầu thủ thuộc các nước Đông Nam Á.
Thế nhưng ngày (2-12), phía Thái Lan lên kế hoạch mùa tới các cầu thủ Đông Nam Á thí điểm mùa đầu (2017) chỉ được phép đầu quân giải hạng hai trở xuống (tương đương hạng nhất Việt Nam) sau Thai-League.
Cầu thủ các nước ASEAN đến Thái Lan chỉ được đầu quân giải hạng nhì
… Nếu điều này tiến triển tốt, thì sang mùa 2018, các CLB đá giải cao nhất của Thái Lan (Thai-League) mới được phép thuê cầu thủ Đông Nam Á.
Nhiều năm nay Thai-League đã là một giải đấu hàng đầu Đông Nam Á và nằm trong tốp 10 giải tốt nhất châu Á. Tuy nhiên, kế hoạch cho phép các CLB hạng nhì trở xuống của Thái Lan mới được phép mua hoặc thuê cầu thủ ASEAN như một sự xúc phạm cầu thủ các nước khác ở Đông Nam Á, đồng thời Thái Lan tỏ ra quá cao ngạo và bề trên.
Ở nước Anh, các CLB giải ngoại hạng được tuyển chọn cầu thủ dựa trên bảng xếp hạng FIFA. Các cầu thủ thuộc các nước có vị trí thứ 70 trở xuống trên BXH FIFA đều được phép thi đấu ở Anh. Đó là sự chọn lọc chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, kế hoạch trên của bóng đá Thái Lan thì rõ ràng có sự bất ổn nhiều mặt, thậm chí đó là sự xúc phạm, tự cho mình là hay, là cao hơn và xem thường người khác. Mặt khác trong bóng đá việc tuyển chọn con người còn phụ thuộc vào cách chơi, nhu cầu vị trí, quan điểm của HLV, chiến thuật…
Tuyển các nước "chơi chung" AFF Cup nhưng đá thuê tại Thái chỉ được đá hạng thấp.
Thái Lan “mở cửa” cho cầu thủ ASEAN có nhiều mục đích, thứ nhất là nhằm kích thích khách du lịch Đông Nam Á đến Thái Lan xem giải, Thai- League sẽ phủ sóng khắp Đông Nam Á, tăng cường khả năng thương mại, thu hút quảng cáo…
Để “siết” Thai-League chất lượng hơn, mùa bóng 2018, giải sẽ giảm từ 18 đội xuống còn 16 đội.