Thêm một cơ sở mua thiết bị đốt rác của Công ty AIC rồi 'đắp chiếu' ở Đắk Lắk

(PLO)- Thiết bị lò đốt rác tiền tỉ do Công ty AIC cung ứng cho Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk “đắp chiếu” gần 10 năm qua.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 2-12, trao đổi với PLO một lãnh đạo Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk), cho biết đơn vị đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan đến mua sắm thiết bị đốt rác của Công ty CP Tiến Bộ Quốc tế (Công ty AIC) gây lãng phí.

Video: Thêm một cơ sở mua thiết bị đốt rác của Công ty AIC rồi 'đắp chiếu' ở Đắk Lắk.
thiết bị.jpg
PV Pháp Luật TP.HCM ghi nhận thực tế thiết bị của Công ty AIC cung ứng "đắp chiếu" ở Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy. Ảnh: NGUYÊN VŨ

“Việc kiểm điểm nguyên giám đốc trung tâm và kế toán trưởng thuộc trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk. Còn kiểm trách nhiệm của các cá nhân khác, chúng tôi đã làm rồi”, vị lãnh đạo này cho hay.

thiết bị.png
Lò đốt rác của Công ty AIC cung ứng bỏ không. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Vị lãnh đạo này thông tin, năm 2013, UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trương đầu tư dự án hệ thống xử lý nước thải và rác thải tại Trung tâm giáo dục lao động, xã hội tỉnh (năm 2017 đã đổi thành Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk).

Tổng mức đầu tư gần 10 tỉ đồng, trong đó, hệ thống đốt rác thải y tế có tổng mức đầu tư gần 2 tỉ đồng (riêng thiết bị máy là 1,6 tỉ đồng). Còn lại là hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đơn vị trúng thầu là Công ty AIC.

Thiết bị.jpg
Lò đốt rác thải y tế hiệu Chuwarsta (Nhật Bản). Ảnh: NGUYÊN VŨ

Đại diện chủ đầu tư là ông Đỗ Văn Phong, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động, xã hội tỉnh Đắk Lắk, nghỉ hưu từ năm 2016.

Năm 2014, công trình chính thức được bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đã gần 10 năm nay, lò đốt rác thải y tế này chưa một lần sử dụng, do không phù hợp với nhu cầu của cơ sở.

Thiết bị.png
Lò đốt rác đã hoen gỉ. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Lý giải nguyên nhân vì sao chọn thiết bị đốt rác bị “đắp chiếu” suốt thời gian dài không sử dụng, theo vị lãnh đạo Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk, khi lập dự án, đơn vị đã “ngộ nhận”, tưởng rằng đây là hệ thống đốt rác nói chung. Nhưng khi đi vào sử dụng thực tế thì mới biết, đây là đốt rác thải y tế.

Thiết bị.jpg
Lò đốt rác đã hoàn thành gần 10 năm nay nhưng chưa một lần sử dụng. Ảnh: NGUYÊN VŨ

“Mỗi ngày, chúng tôi có nhu cầu xử lý kim tiêm, nhưng đã mua máy sử dụng dụng cụ này rồi nên không có nhu cầu dùng thiết bị đốt rác thải mới. Hơn nữa, chi phí vận hành, rất tốn kém nên không hiệu quả. Khi làm việc với đoàn thanh tra, tôi đã báo cáo bằng miệng là cơ sở không có nhu cầu sử dụng thiết bị này. Qua đó, kiến nghị chuyển cho đơn vị khác sử dụng để không bị lãng phí cho nhà nước”, vị lãnh đạo này cho hay.

Thiết bị.jpg
Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Theo quan sát của PV, thiết bị xử lý rác thải y tế nêu trên được xây dựng trong căn nhà rộng chưa đến 10m2. Lãnh đạo Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk, cho hay căn nhà này có giá trị đầu tư khoảng 400 triệu đồng.

Thiết bị.jpg
Căn nhà rộng chưa đến 10m2 này có giá sau khi hoàn thành khoảng 400 triệu đồng. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Bên trong căn nhà này có một lò đốt rác thải hiệu Chuwarsta (Nhật Bản). Nhiều vị trí do lâu ngày không sử dụng, cũng như không được bảo quản đã có dấu hiệu gỉ sét. Đường dây dẫn cũng đang xuống cấp.

Vẫn theo lãnh đạo Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk vừa rồi, đơn vị đã xin phép Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk tiến hành cắt hạ ống khói của thiết bị cao 30 m, để đảm bảo an toàn cho các học viên và cán bộ.

Thiết bị.jpg
Ống khói lò đốt rác đã được cắt hạ để đảm bảo an toàn. Ảnh: NGUYÊN VŨ

Liên quan đến vụ việc mua sắm thiết bị đốt rác thải y tế này, theo vị lãnh đạo Cơ sở cai nghiện ma túy hiện Đoàn Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk.

Như PLO đã đưa tin, năm 2014, Sở Y tế Đắk Lắk ký hợp đồng với Công ty AIC mua thiết bị thực hiện dự án trạm xử lý nước thải, rác thải thuộc dự án Bệnh viện (BV) Đa khoa vùng Tây Nguyên có tổng mức đầu tư gần 72 tỉ đồng. Trong đó, riêng thiết bị hấp rác thải y tế có tổng mức đầu tư khoảng 8,1 tỉ đồng.

Tháng 8-2018, Sở Y tế Đắk Lắk cùng các đơn vị liên quan nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được quyết toán và chưa một lần vận hành. Điều này gây sự lãng phí trong đầu tư công.

Hiện nhà chức trách đã chuyển tòa bộ hồ sơ mua thiết bị này sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm