Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình Hiroshima

(PLO)- Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Hiroshima và đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm Hòa Bình là sự khẳng định ủng hộ một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 21-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Trưởng đoàn các nước khách mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Trưởng đoàn các nước khách mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình tại TP Hiroshima. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Trưởng đoàn các nước khách mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình tại TP Hiroshima. Ảnh: VGP

Đây là nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima. Ngày 6-8-1945, Hiroshima trở thành nơi đầu tiên trên thế giới hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân. Hơn 140.000 đã người thiệt mạng vì hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp sau vụ ném bom. Năm 1996, địa điểm này được UNESCO công nhận là "Di sản thế giới".

Sau khi tham quan Bảo tàng Tưởng niệm Hòa Bình trong khuôn viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cùng các lãnh đạo đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân và ký sổ lưu niệm.

Các nhà lãnh đạo tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima. Ảnh: VGP

Các nhà lãnh đạo tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima. Ảnh: VGP

Ngay sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp và làm việc với Thống đốc tỉnh Hiroshima Yuzaki Hidehiko.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ khâm phục trước nỗ lực, khát vọng hòa bình của các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh Hiroshima đã đưa Hiroshima từ nơi gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, trở thành địa phương phát triển mạnh mẽ, toàn diện, trong nhóm 10 địa phương phát triển hàng đầu của Nhật Bản.

Thủ tướng ký Sổ lưu niệm sau khi thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình. Ảnh: VGP

Thủ tướng ký Sổ lưu niệm sau khi thăm Công viên Tưởng niệm Hòa Bình. Ảnh: VGP

Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, sự phát triển nhanh chóng, thực chất của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Hiroshima - Việt Nam. Ông đề nghị Thống đốc tỉnh Hiroshima thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với các địa phương Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư, hợp tác phát triển nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân... trong bối cảnh hai bên vừa công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội và Hiroshima.

Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư sang Việt Nam trong lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam như chuyển đổi số chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu, chế biến, chế tạo, ứng dụng nông nghiệp thông minh, xử lý nước thải, sản xuất linh kiện điện tử…

Trao đổi tại buổi tiếp, Thống đốc Yuzaki Hidehiko nhấn mạnh việc Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Hiroshima và đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm Hòa Bình là sự khẳng định ủng hộ một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân.

Thống đốc Yuzaki Hidehiko đã báo cáo Thủ tướng về tình hình hợp tác giữa tỉnh Hiroshima và Việt Nam trong thời gian qua; cho biết tỉnh đã có hợp tác với Việt Nam từ rất sớm; khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư – thương mại với các địa phương Việt Nam, muốn tiếp nhận hơn nữa người Việt Nam sang học tập và làm việc tại tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan con tàu vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới mang tên "Suiso Frontier". Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan con tàu vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới mang tên "Suiso Frontier". Ảnh: VGP

Cũng trong sáng cùng ngày, tại Hiroshima, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo đã đi tham quan con tàu vận chuyển hydro lỏng đầu tiên trên thế giới mang tên "Suiso Frontier", được hoàn thành với sự hỗ trợ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

Trên con tàu này, hydro bị hóa lỏng ở nhiệt độ cực thấp (âm 253 độ C), thể tích giảm xuống còn 1/1800. Đây là một bước tiến trong nỗ lực hình thành thị trường hydro trên quy mô toàn cầu. Để hình thành thị trường này, cần phải có một công nghệ cho phép vận chuyển hydro lớn từ các nước sản xuất hydro đến các quốc gia có nhu cầu năng lượng cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm