Theo Tổng cục Hải Quan, 15 ngày đầu tháng 7, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu 10,91 tỉ USD.
Tương tự các tháng trước đó, Việt Nam tiếp tục có thế mạnh xuất khẩu ở một số mặt hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 1,76 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,7 tỉ USD; hàng dệt may đạt 1,41 tỉ USD,...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 7 đạt 10,47 tỉ USD.
Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 7 thặng dư 434 triệu USD, nâng mức thặng dư luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15-7 đạt 5,89 tỉ USD.
Luỹ kế đến giữa tháng 7-2020, nhờ xuất siêu, Việt Nam thặng dư thương mại gần 6 tỉ USD. Ảnh minh họa
Theo Công ty chứng khoán KBSV, nguồn cung ngoại tệ được đánh giá vẫn duy trì trạng thái dồi dào trong nửa cuối năm 2020, khi hoạt động xuất nhập khẩu hồi phục và kỳ vọng dòng vốn FDI chảy mạnh về Việt Nam.
Trên thực tế, trái với những lo ngại, hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam vẫn tương đối tích cực và tính đến cuối tháng 6, cán cân thương mại thặng dư 4 tỉ USD.
Cùng với đó, thống kê cũng cho thấy kiều hối 5 tháng của TP.HCM chiếm 30% lượng kiều hối cả nước là 2,3 tỉ USD chỉ giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tương đối tích cực so với những lo ngại trước đó về sự sụt giảm mạnh của kiều hối do dịch bệnh toàn cầu.
"Chúng tôi điều chỉnh kịch bản của tiền đồng trong năm 2020 sẽ duy trì mức mất giá khoảng 1%, thấp hơn dự báo trước đó là 2,5% nhờ nguồn cung USD được cải thiện"- KBSV đánh giá.
(PLO)- Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, gạo, rau quả, quế... vẫn tăng trưởng tốt.