Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP):
Tăng cường phản biện chính sách
Tuy nhiên, điều DN cần là báo cần phản biện chính xác, trung thực và có tính xây dựng, tránh bị ảnh hưởng của đám đông, đồng thời đề phòng bị lợi dụng.
Ông NGUYỄN THÀNH NHÂN, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op:
Cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
Bên cạnh đó, báo còn làm tốt vai trò cầu nối thông tin giữa người tiêu dùng với DN. DN đưa ra những cải tiến nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, ngược lại người tiêu dùng cũng hiểu rõ, hiểu đúng những nỗ lực của DN để cho ra những sản phẩm ưu việt nhất.
Bà LÊ THỊ THANH LÂM, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food:
Nên để doanh nghiệp nói nhiều hơn
Đối với các chủ trương lớn của Nhà nước như Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình bình ổn thị trường của TP.HCM…, báo nên dành mục riêng để DN uy tín có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Như vậy vừa giúp DN có thể truyền tải ý kiến qua một kênh chính thống, vừa tạo thuận lợi cho DN thực thi tốt chính sách của Nhà nước.
Qua các bài báo, Thông tư 20/2014 của Bộ KH&CN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đã ngưng thực hiện.
Ông TRẦN THANH HẢI, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB):
Hình thức còn kém hấp dẫn
Tuy nhiên, theo tôi, Pháp Luật TP.HCM có điểm yếu là kém hấp dẫn về mặt hình thức khi đưa ra sạp báo. Chẳng hạn như trang bìa và trang 4 nhìn không bắt mắt lắm!
Ông VĂN ĐỨC MƯỜI, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan:
Phải ghi nhận đầy đủ ưu, khuyết
Hiện nay thông tin kinh tế cũng được báo phản ánh chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Ở góc độ DN, chúng tôi đánh giá cao những thay đổi đó và cho rằng báo đã đi đúng định hướng để có thể đồng hành cùng DN.
QUANG HUY - YÊN TRANG - TÚ UYÊN
Hệ thống hóa chính sách pháp luật trên PLO Đối với trang kinh tế của Pháp Luật TP.HCM, tôi đánh giá cao chất lượng và độ nhanh nhạy của các thông tin gần gũi với DN, với người dân, đặc biệt có nông dân. Tôi cho rằng bên cạnh những thông tin kinh tế vĩ mô thì cần có những bài viết về kinh tế thị trường, dân sinh, về đời sống nông dân. Báo cũng nên làm rõ tác động của những chính sách vĩ mô tới mọi vấn đề, mọi đối tượng. Ngoài ra, Pháp Luật TP.HCM mà đặc biệt là báo điện tử Pháp Luật TP.HCM (plo.vn) cần hệ thống hóa những chính sách pháp luật vì thực tế hiện nay các văn bản pháp luật đang chồng chéo, giẫm đạp lên nhau. Nói thì hơi to tát nhưng tôi nghĩ cách làm rất nhẹ nhàng. Ví dụ: Trang plo.vn có thể sắp xếp lại các chính sách ưu đãi trong nông nghiệp cho ngắn gọn để bạn đọc là các DN, nhà đầu tư hay là một người dân bình thường đều dễ dàng nắm bắt nội dung. Chắc rằng hệ thống này sẽ giúp ích nhiều cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. GS VÕ TÒNG XUÂN, Thông tin luôn được kiểm chứng
Báo có nội dung rất phong phú, từ vấn đề kinh tế, giáo dục, chính trị, xã hội… nhưng nội dung chính vẫn là pháp luật. Riêng với vấn đề kinh tế, thực tế tiền và luật pháp là hai lĩnh vực luôn song hành với nhau. Để tờ báo hấp dẫn hơn, có ích với bạn đọc hơn thì những vấn đề pháp lý nên đưa ra sâu hơn, trực diện hơn. Chẳng hạn khi nói về một ngân hàng yếu kém hay các sai phạm của các lãnh đạo ngân hàng thì tờ báo không nên e dè. Chúng ta có thể cho rằng nói ra thì sợ ảnh hưởng đến ngân hàng, đến uy tín quốc gia… nhưng không gì che được ánh sáng mặt trời mãi mãi. Đến một lúc nào đó cây kim trong bọc cũng lòi ra và vậy là báo đã không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc vạch trần các sai phạm. Tất nhiên đây là vấn đề khó nhưng theo tôi thì tờ báo phải có sự thay đổi trong cách nghĩ. Chúng ta đăng thông tin là vì cần thiết, vì quyền lợi của người dân để có những bài học hữu ích cho người khác. Với Pháp Luật TP.HCM, bạn đọc luôn tin rằng ở đó có các chuyên gia về luật pháp, kinh tế… và các thông tin đã được kiểm chứng chắc chắn. Uy tín của tờ báo là ở chỗ đó! TS NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia kinh tế |