‘Tôi thề không bao giờ đi xem bóng đá nữa’

(PLO)- Đó là lời nguyền của một fan bóng đá của Indonesia có bốn người thân qua đời vì thảm kịch sân Kanjuruhan.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một người chồng, người cha dẫn vợ, con và cháu đi xem trận đấu đều qua đời vì thảm kịch trên sân Kanjuruhan khiến 131 người chết. Người chồng thoát khỏi tử thần đã nói: “Tôi thề, cuộc đời còn lại của tôi, tôi sẽ không bao giờ đến sân xem bóng đá nữa”.

Anh Andy Hariyanto háo hức trước trận đấu thuộc loại “đại kỳ phùng địch thủ” Arema tiếp Persebaya Surabaya và mang tin vui đến gia đại gia đình là cả gia đình sẽ đi xem trận đấu.

Và thế là anh Andy Hariyanto mua vé cho anh, vợ, hai con gái và đứa cháu để vào sân xem.

Người thân và cảnh sát đưa một nạn nhân đi cấp cứu trên sân Kanjuruhan. Ảnh: J.P

Người thân và cảnh sát đưa một nạn nhân đi cấp cứu trên sân Kanjuruhan. Ảnh: J.P

Khi thảm họa xảy ra, người thân của anh chịu không nổi hơi cay và hốt hoảng vì bom cháy. Họ tháo chạy nhưng tất cả đều không qua khỏi trong hỗn loạn giẫm đạp nhau trong sân và chỉ còn mình anh Andi Hariyanto sống.

Trong khi đó một fan nữ khác có tên Dewi Nur Cahyanti, 28 tuổi có gia đình sống ngay ở TP Malang kể: “Khi đám đông tràn qua hàng rào nhảy xuống mặt sân, không có gì đe dọa cả, nhưng cảnh sát đã liên tục bắn hơi cay. Tôi nhẩm đếm 12, 13, 14 lần hơi cay được bắn ra làm cho đám đông hỗn loạn. Sau đó là đến bom cháy làm cho nhiều người thất kinh hồn vía và chen nhau bỏ chạy cùng với những đòn chân, đòn tay từ cảnh sát...”

Báo chí Indonesia và cả một số quốc gia láng giềng như Malaysia, Singapore cũng rất quan tâm đến vụ thảm họa này.

Báo chí Singapore lấy ý kiến các chuyên gia tâm lý và xã hội học. Nhìn chung họ cho rằng, con đường tốt nhất là giáo dục con người và phải hiểu được thảm họa luôn rình rập và sẽ trả giá nếu mỗi người hùa theo sự mất trật tự.

Trong khi đó các chuyên gia pháp lý, an ninh Indonesia thì cho rằng, điều quan trọng nhất để tránh thảm họa xảy ra là cảnh sát trật tự khi làm nhiệm trật tự trong sân không được mang theo những thứ có thể dẫn đến chết người như súng bắn hơi cay và bom cháy như đã xảy ra ở sân Kanjuruhan.

Về mặt dẹp loạn dẫn đến thảm kịch vừa qua, Ban tổ chức sân đã vi phạm quy chế trận đấu của FIFA. FIFA cấm lực lượng chức năng trong sân dùng hơi cay và bom cháy, khói để trấn áp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm