Tôm hùm có gì đặc biệt mà khiến giá bán của chúng luôn đắt đỏ?

(PLO)- Giá trị dinh dưỡng cao, cùng quá trình đánh bắt lẫn nuôi tôm hùm vô cùng khó khăn đã khiến loại hải sản này luôn có giá bán đắt đỏ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôm hùm vốn được coi là món ăn ngon gắn liền với cuộc sống của những người giàu có bởi giá thành đắt đỏ và giá trị dinh dưỡng lại cao.

Tờ Medical Newstoday dẫn thông tin từ cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, một chén tôm hùm nấu chín có trọng lượng khoảng 145 gram (g) chứa tới 129 calo, 1,25 g chất béo, 0 g carbohydrate, 27,55 g protein.

Ngoài thành phần chất khoáng chủ yếu trong tôm hùm là đồng và selen, thì loại hải sản này còn chứa kẽm, phốt pho, vitamin B12, magiê, vitamin E và một lượng nhỏ axit béo omega-3.

Thành phần dinh dưỡng của tôm hùm chứa cholesterol, dẫu vậy một khẩu phần tôm hùm 100 gram chỉ có khoảng 20 miligam cholesterol, mức cholesterol này cao hơn mức trung bình một chút, nhưng không có tác động đáng kể đến mức cholesterol trong máu của bạn. Các nghiên cứu gần đây cũng đã đưa ra các gợi ý rằng không phải tất cả hàm lượng cholesterol trong thực phẩm đều có thể gây hại ảnh hưởng cho cơ thể và lượng chất béo bão hòa ăn vào có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng mức cholesterol có hại. Chất béo không bão hòa đa (chính là axit béo omega-3 và omega-6) có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu đồng thời giảm cả nguy cơ đột quỵ và các vấn đề liên quan đến bệnh tim.

Như vậy, mặc dù hàm lượng chất béo tổng thể chứa trong tôm hùm khá cao, nhưng tôm hùm không phải là một nguồn chất béo bão hòa đáng kể

Còn theo tờ Business Insider, một yếu tố khác khiến cho tôm hùm đắt đỏ đến từ việc đánh bắt. Theo đó, quá trình đánh bắt tôm hùm không hề dễ dàng với rất nhiều quy định ngặt nghèo như không đánh bắt tôm quá lớn, quá bé hoặc tôm đang có trứng. Chỉ những con tôm đủ tiêu chuẩn mới được buộc càng lại và thả vào nước lạnh để đưa vào bờ.

Sau đó, chúng được đặt trong bể nước mặn và vận chuyển trực tiếp, đảm bảo độ mát, ẩm, cũng như đủ oxy để sống sót suốt quá trình vận chuyển. Công đoạn này làm tăng chi phí vận chuyển khiến cho giá thành tôm hùm về đất liền thêm phần đắt đỏ.

Cũng theo hãng tin này, dù một trang trại nuôi tôm hùm có thể làm giảm chi phí vận chuyển song quá trình chăm sóc thành công tôm hùm Mỹ hoặc châu Âu sẽ rất khó. Chưa kể tôm hùm cũng có thể bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là trong không gian sống hạn chế. Bên cạnh đó, thời gian để tôm hùm trưởng thành và đạt đến kích thước có thể thu hoạch phải mất tới 7 năm. Chính vì thế, việc tôm hùm trở nên đắt đỏ cũng là điều dễ hiểu.

Trao đổi với PLO, Đầu bếp Nguyễn Mạnh Hùng- Chef Hungazit, tác giả sách hướng dẫn nấu ăn và là người hướng dẫn nấu ăn trên kênh VTV3, nhìn nhận tôm hùm là món ăn vô cùng nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, dù so với các loại tôm khác chúng khá đắt đỏ.

Chef Hungazit cũng bật mí một mẹo nhận biết tôm hùm đực và cái siêu dễ chỉ cần 30 giây.

"Dù là tôm đực hay cái thì giá trị dinh dưỡng chúng mang lại tương đương nhau, dẫu vậy việc phân biệt tôm hùm đực và cái sẽ phần nào giúp bạn bổ sung thêm nhiều điều thú vị về loài tôm này"- Chef Hungazit nói.

Cách nhận biết tôm hùm đực và cái. VIDEO: HẠ QUYÊN

Theo đó, dấu hiệu để phân biệt tôm đực và tôm cái ở phần mai.

Nếu con cái sẽ có phần mai rộng, bè, trong khi đó tôm hùm đực lại sở hữu phần mai nhỏ hơn.

Tôm hùm cái có phần mai to và bè hơn tôm đực. Ảnh: HẠ QUYÊN

Tôm hùm cái có phần mai to và bè hơn tôm đực. Ảnh: HẠ QUYÊN

Tôm hùm đực có phần mai nhỏ hơn tôm cái. Ảnh: HẠ QUYÊN

Tôm hùm đực có phần mai nhỏ hơn tôm cái. Ảnh: HẠ QUYÊN

Dấu hiệu thứ hai là đôi vi (hay tấm bơi đầu tiên nằm ở ngay nơi giáp nối bụng và thân). Ở tôm hùm cái, đôi vi sẽ mềm mại, mỏng, còn tôm hùm đực lại có đôi vi chắc, cứng và nhọn hơn.

Đôi vi của tôm hùm cái mềm hơn so với tôm hùm đực. Ảnh: Hải sản Sài Gòn.

Đôi vi của tôm hùm cái mềm hơn so với tôm hùm đực. Ảnh: Hải sản Sài Gòn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm